-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Nhằm chủ động trong công tác điều trị bệnh nhân mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố, đoàn công tác của Bộ Y tế do Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế Nguyễn Minh Tuấn làm trưởng đoàn đã làm việc với Sở Y tế và kiểm tra công tác đảm bảo sẵn sàng ô-xy y tế phục vụ điều trị người bệnh Covid-19 tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn.
Đoàn công tác của Bộ Y tế kiểm tra công tác cung ứng ô-xy y tế tại Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. |
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Trần Văn Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.Hà Nội cho biết, để chuẩn bị hậu cần cho công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Hà Nội đã lên phương án và giao 32 bệnh viện phục vụ điều trị bệnh nhân Covid-19, phân chia theo 3 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1 và 2 có 16 bệnh viên, giai đoạn 3 là 16 bệnh viện.
Hà Nội cũng phân tầng điều trị thành 3 tầng, trong đó tầng 1 là 4 bệnh viện, TP.Hà Nội chuẩn bị 1.000 giường, tương đương tuyến 1, mỗi bệnh viện chuẩn bị 250 giường. Bộ Y tế chuẩn bị giúp Hà Nội 1.000 giường điều trị bệnh nhân nặng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Qua rà soát đến nay còn 10 bệnh viện của giai đoạn 3 chưa có hệ thống họng ô-xy. Tuy nhiên, các đơn vị đều khẳng định đến ngày 5/9 sẽ đảm bảo đầy đủ các giường bệnh có họng ô-xy.
Với phương châm phải đáp ứng đủ ô-xy cho 32 bệnh viện sẵn sàng phục vụ công tác điều trị bệnh nhân Covid-19, Sở Y tế đã khảo sát nhanh lượng ô-xy cần dự trù trong giai đoạn có 10.000 người mắc, trong đó có 2.000 trường hợp tầng 2 và 3 cần khoảng 16 tấn ô-xy lỏng/ngày;
Giai đoạn có 8.000 trường hợp mắc tầng 2 và 3 cần 64 tấn ô-xy lỏng/ngày. Hiện nay, về cơ bản các bệnh viện đã triển khai ký hợp đồng nguyên tắc với các công ty cung cấp khí y tế, các công ty cung cấp khí y tế cũng đã cam kết cung cấp đủ khí y tế trong trường hợp thành phố Hà Nội có 40.000 người mắc bệnh Covid-19.
Đối với hệ thống khí y tế, Sở Y tế đã tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng của 32 bệnh viện, hiện có 19/32 bệnh viện có hệ thống khí ô-xy lỏng trung tâm, trong đó có 1.587 ổ ô-xy, cần bổ sung thêm bồn chứa, họng ô-xy, nén, hút và các thiết bị phụ trợ khác cho hệ thống khí y tế để đáp ứng 8.000 trường hợp mắc.
Trước tình hình đó, Sở Y tế đã yêu cầu 32 bệnh viện được giao điều trị bệnh nhân Covid-19 chủ động phối hợp chủ đầu tư rà soát hệ thống khí y tế, chuẩn bị sẵn sàng cơ sở hạ tầng, bố trí khu vực nâng cấp, lắp đặt khí nén, bồn ô-xy lỏng, đảm bảo đáp ứng công tác điều trị theo các giai đoạn.
Báo cáo của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cho biết hiện Bệnh viện đã chuẩn bị được các bồn, bình chứa là 25 khối ô-xy y tế và đã ký văn bản với đơn vị cung ứng về đảm bảo cung cấp khí ô-xy cho điều trị. Bệnh viện hiện có 60 chai ô-xy và đã có kế hoạch mua thêm.
TS.Nguyễn Đức Long, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, cơ sở đã làm việc với đơn vị cung ứung và họ đã có ký cam kết cung ứng đầy đủ nhu cầu của Bệnh viện. Tuy nhiên, Bệnh viện cũng đề nghị Bộ Y tế, Sở Y tế TP Hà Nội đề nghị nhà cung ứng phải có các phương án đảm bảo thực hiện đúng cam kết.
“Việc này không chỉ giúp Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn yên tâm về nguồn cung ứng ô-xy, khí nén mà còn giúp tất cả các bệnh viện khác cũng yên tâm", TS. Long nêu.
Tại buổi làm việc, ThS Nguyễn Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế đề nghị các đơn vị liên quan của Hà Nội phải đẩy nhanh hơn tiến độ chuẩn bị, lắp đặt sẵn các hệ thống lưu trữ ô-xy y tế, khí nén, đầu họng ổ ô-xy để không bị động trong điều trị.
Các bệnh viện thuộc tầng 1 điều trị không chỉ đơn thuần là chuẩn bị ô-xy mà phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc theo phác đồ của Bộ Y tế. Đoàn công tác của Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế rà soát, đôn đốc, hỗ trợ các bệnh viện đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị về hậu cần chống dịch.
“Chúng ta chuẩn bị sớm hơn một mức, cao hơn một mức về ô-xy y tế nhằm không rơi vào tình trạng lúng túng, hoang mang, bị động khi có dịch xảy ra quy mô lớn", ông Tuấn nhấn mạnh.
Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và công trình y tế cũng lưu ý các bệnh viện đã được phân công nhiệm vụ chuẩn bị cho điều trị bệnh nhân Covid-19 phải đảm bảo an toàn phòng chống cháy nổ trong vận chuyển, sử dụng ô-xy y tế nói chung và trong phòng chống dịch nói riêng. Đồng thời cũng lưu ý Sở Y tế chỉ đạo các bệnh viện chú trọng đến công tác mua sắm bộ dây thở.
Theo CDC Hà Nội, trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021) số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội là 2.770 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.425 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.345 ca.
Tình hình dịch tại Hà Nội đang diễn biến phức tạp do ổ mắc mới tại quận Thanh Xuân. Sở Y tế Hà Nội cho biết ở Thanh Xuân đã có 10/11 phường ghi nhận ca bệnh Covid-19 ở 10/11 phường. Riêng ở ổ dịch tại ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung đến nay đã ghi nhận 42 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Sở Y tế đề nghị quận Thanh Xuân tăng cường lực lượng, bố trí chốt trực ở các ngách trong các khu phong tỏa ở ngõ 328, 330 Nguyễn Trãi; thành lập ít nhất 15 tổ giám sát covid-19 để thực hiện kiểm soát, kịp thời lẫy mẫu xét nghiệm 3 ngày/lần để nhanh chóng bóc tách F0 khỏi cộng đồng.
Phó Giám đốc CDC Hà Nội Khổng Minh Tuấn cho biết, qua đánh giá sơ bộ, ở vùng lân cận nơi phát sinh ca bệnh trong ổ dịch này, có thể có nguồn lây là người bán rau thường xuyên đến chợ đêm Ngã Tư Sở. Ông Tuấn đề xuất xét nghiệm toàn bộ tiểu thương ở chợ đêm Ngã Tư Sở để sàng lọc nguy cơ.
Trước đó, UBND TP.Hà Nội ban hành văn bản số 187/PA-UBND về phương án đáp ứng ô-xy y tế trong tình huống có 40.000 người bệnh Covid-19 trên địa bàn.
Phương án được thực hiện theo 3 giai đoạn, gồm: Giai đoạn đáp ứng tình huống 10.000 ca mắc Covid-19; Giai đoạn đáp ứng tình huống 20.000 ca; Giai đoạn đáp ứng tình huống 40.000 ca mắc Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Việc phân loại người bệnh theo mức độ bệnh căn cứ hướng dẫn của Bộ Y tế. Bệnh nhân không triệu chứng, nhẹ (83,6%) và mức độ trung bình (7%); Bệnh nhân nặng cần thở ô-xy, ô-xy gọng kính (3,8%); Bệnh nhân rất nặng cần thở máy xâm nhập và không xâm nhập (3,6%); Bệnh nhân nguy kịch và can thiệp ECMO (2%). Do vậy, với trường hợp 40.000 người bệnh mắc Covid-19, sẽ có 3.120 người bệnh phải sử dụng ô-xy y tế (9,4%).
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025