-
Đề nghị tăng mức xử phạt vi phạm an toàn thực phẩm -
Tin mới y tế ngày 16/1: Cứu sống bệnh nhân vỡ phình động mạch chủ bụng -
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2025 -
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế
Bộ Y tế chấn chỉnh công tác tiêm chủng
Theo Bộ Y tế, trong 24 h qua, đã có 12.796 người mắc Covid-19 mới. Số F0 tại Bình Dương tăng trong khi TP.HCM giảm.
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 435.132 ca nhiễm, đứng thứ 59/222 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 164/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 4.426 ca nhiễm).
Tính từ 27/4, số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 430.939 người. 217.028 bệnh nhân đã được công bố khỏi Covid-19.
Trong bản tin tối 29/8, Bộ Y tế công bố 344 bệnh nhân Covid-19 tử vong. Họ được ghi nhận tử vong trong ngày 28 - 29/8 tại TP.HCM (256), Bình Dương (31), Tiền Giang (18), Long An (13), Đồng Nai (5), Kiên Giang (4), Vĩnh Long (4), Đà Nẵng (3), Đồng Tháp (3), Tây Ninh (3), Khánh Hòa (1), Ninh Thuận (1), Thừa Thiên - Huế (1), Vĩnh Phúc (1).
Hiện Việt Nam có 10.749 người tử vong do Covid-19, chiếm 2,5% so với tổng số ca mắc. Con số này cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do Covid-19 trên thế giới (2,1%).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 8.813 ca. Tổng số ca được điều trị khỏi: 219.802 ca.
Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.309 ca. Trong đó, thở oxy qua mặt nạ: 4.069, thở oxy dòng cao HFNC: 1.221, thở máy không xâm lấn: 118, thở máy xâm lấn: 877, ECMO: 24.
Trong ngày 28/8, 261.692 liều vắc-xin phòng Covid-19 đã được tiêm tại Việt Nam. Như vậy, tổng số liều đã được tiêm là 19.431.093. Trong đó tiêm 1 mũi là 16.999.888 liều, tiêm mũi 2 là 2.431.205 liều.
Để đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc-xin, Bộ Y tế có công văn gửi các đơn vị và sở y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm công tác tiêm chủng vắc-xin Covid-19.
Theo đó, Bộ Y tế cho biết trong thời gian qua, một số cơ sở tiêm chủng có biểu hiện xác định đối tượng ưu tiên, tổ chức tiêm chủng chưa đúng quy định. Điều này gây bức xúc cho người dân, làm ảnh hưởng tốc độ tiêm chủng, tỷ lệ bao phủ.
Để chấn chỉnh, Bộ Y tế đề nghị các đơn vị cần thực hiện đúng quy trình tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người được tiêm chủng, trong quá trình thực hiện không phát sinh thủ tục hành chính, hướng dẫn không cần thiết ngoài hướng dẫn của Bộ Y tế.
Để phòng chống dịch tại các địa phương đang thực hiện giãn cách Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh giãn cách xã hội là biện pháp chống lây lan dịch bệnh nên phải thực hiện thật nghiêm, thật chặt chẽ, kiểm soát có hiệu quả.
Trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội phải thực hiện thần tốc xét nghiệm, tiêm vắc-xin một cách khoa học, hiệu quả và toàn diện.
Đối với thực hiện chiến lược vắc-xin, Thủ tướng một lần nữa nhắc lại chủ trương vắc-xin tốt nhất là vắc-xin được tiêm sớm nhất. Do đó cần tổ chức tiêm nhanh, an toàn, hiệu quả, theo thứ tự ưu tiên.
Thủ tướng cũng đề nghị các địa phương phải bảo đảm an dân, trật tự an toàn xã hội; vận động nhân dân chia sẻ, hưởng ứng biện pháp phòng, chống dịch, phát huy tinh thần "tương thân tương ái", coi đây là quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân, vì sức khoẻ của chính mình và cộng đồng.
Theo yêu cầu của người đứng đầu Chính phủ, các xã, phường, thị trấn phải lập đường dây nóng hoạt động 24/24h và phổ biến tới mọi người dân được biết để liên hệ khi cần.
Bên cạnh đó, chủ động nắm bắt tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của người dân, động viên, chăm sóc đời sống tinh thần cho người dân.
Khẳng định những giải pháp phòng, chống dịch như hiện nay là đúng hướng, song Thủ tướng lưu ý nếu có phát sinh hoặc có gì chưa phù hợp với từng địa phương thì phải rút kinh nghiệm và hoàn thiện dần.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các địa phương huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, người dân, cộng đồng doanh nghiệp để tiếp tục vào cuộc mạnh mẽ phòng, chống dịch, tất cả vì sức khỏe, tính mạng của người dân.
Số ca mắc Covid-19 tại Hà Nội tăng cao kỷ lục
CDC Hà Nội cho biết số ca mắc mới trong 24h qua ghi nhận 133 ca mắc mới trong đó có 4 ca tại cộng đồng và 129 ca khu cách ly.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 3.091 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.534 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 1.557 ca.
UBND huyện Thanh Trì vừa ra quyết định phong tỏa Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp do có 3 nhân viên y tế dương tính với SARS-CoV-2.
Huyện Thanh Trì đã cử lực lượng tạm thời phong tỏa bệnh viện, tổ chức xét nghiệm cho 1.000 người bao gồm nhân viên y tế, bệnh nhân trong viện để đánh giá nguy cơ.
Huyện cũng phát thông báo khẩn tìm người từng đến khám và lấy mẫu xét nghiệm nhanh Covid-19 tại Khoa Bệnh nhiệt đới của Bệnh viện đa khoa Nông nghiệp từ ngày 14/8 đến 28/8. Người trong diện này cần tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà và liên hệ ngay với trạm y tế gần nhất.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, đơn vị này đã xác định 38 trường hợp F1 liên quan đến 3 F0 trên và 570 trường hợp liên quan khác. Bệnh viện đang xét nghiệm sàng lọc những người này, dự kiến trong ngày 30/8 có kết quả.
Trước đó, CDC Hà Nội công bố ngày 28/8 có 3 nhân viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp dương tính với SARS-CoV-2.
Hai người làm việc tại Khoa Bệnh nhiệt đới, tham gia khám sàng lọc cho người nghi mắc Covid-19 và thường xuyên lấy mẫu bệnh phẩm. Người còn lại là nhân viên tham gia vận chuyển bệnh nhân Covid-19.
Ngày 29/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội phát đi thông báo khẩn đề nghị tất cả người dân trên địa bàn Hà Nội, khi có một trong các biểu hiện như: Sốt, ho, đau họng, khó thở, đau người, mệt mỏi, ớn lạnh, giảm hoặc mất vị giác hoặc khứu giác, cần liên hệ ngay với trạm y tế phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn và làm xét nghiệm SARS-CoV-2 miễn phí, nhằm phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh Covid-19. Số điện thoại liên hệ CDC Hà Nội: 0969082115 hoặc 0949396115.
Diễn biến dịch tại Hà Nội tiếp tục phức tạp sau 4 tuần giãn cách với số ca mắc trung bình 60-70 ca/ngày.
Hà Nội: Ổ dịch Thanh Xuân lên tới 186 ca mắc
Sáng 29/8, Sở Y tế Hà Nội cho biết, từ 18 giờ ngày 28/8 đến 6 giờ ngày 29/8, Hà Nội ghi nhận 33 ca mắc mới trong đó 2 ca tại cộng đồng, 31 ca được cách ly và trong khu vực phong tỏa. Riêng ổ dịch Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân từ ngày 23/8 đến nay đã ghi nhận 186 ca.
Bộ Y tế vừa có hướng dẫn quy định 2 điều kiện để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà. |
Từ khi đợt dịch thứ 4 bùng phát (ngày 27/4), Hà Nội đã ghi nhận tổng cộng 2.991 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2. Trong đó, 1.532 người được phát hiện ngoài cộng đồng, 1.459 trường hợp còn lại đã cách ly.
Trên quy mô cả nước, ngoài số ca mắc tăng cao mỗi ngày, hiện tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 10.405 người, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong trên thế giới (2,1%).
Giảm tỉ lệ tử vong đang là mục tiêu của các cơ sở y tế khi điều trị bệnh nhân Covid-19. Các chuyên gia nhận định, việc thiếu thốn các thiết bị lọc máu liên tục CRRT dẫn đến tình trạng quá tải, nhiều bệnh nhân không được điều trị kịp thời dẫn đến tỷ lệ tử vong tăng cao hơn so với các nước trong khu vực.
GS.TS Nguyễn Gia Bình, Tổ trưởng tổ điều trị bệnh nhân Covid-19 khuyến nghị có thể áp dụng lọc máu hấp phụ ngay khi bệnh nhân thở HFNC, không đợi đến khi thở máy, ECMO. Can thiệp lọc máu hấp phụ trong điều trị bệnh nhân Covid-19.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến ngày càng phức tạp. Số ca mắc vẫn đang tăng, bệnh nhân nặng nguy kịch và số ca tử vong vẫn đang là thách thức đối với ngành Y tế. Rất nhiều biện pháp đã được áp dụng trong thời gian vừa qua.
Bộ Y tế quy định 2 điều kiện để F0 được cách ly, theo dõi tại nhà
Bộ Y tế quy định rõ những người nhiễm Covid-19 đủ các điều kiện dưới đây sẽ được cơ quan có trách nhiệm ra quyết định cách ly, theo dõi tại nhà:
Một là căn cứ mức độ bệnh và đặc điểm của người nhiễm Covid-19: Không triệu chứng hoặc triệu chứng mức độ nhẹ gồm các biểu hiện như không suy hô hấp, SpO2 ≥ 96%, nhịp thở ≤ 20 lần/phút; độ tuổi: Trên 12 tháng và dưới 50 tuổi; không có bệnh nền; không mang thai.
Hai là người nhiễm Covid-19 có khả năng tự chăm sóc bản thân. Theo đó, người nhiễm có thể tự chăm sóc bản thân như ăn uống, giặt quần áo, vệ sinh cá nhân; biết cách đo thân nhiệt; có khả năng liên lạc với nhân viên y tế để được theo dõi, giám sát; khi có tình trạng cấp cứu, có sẵn và sử dụng được các phương tiện liên lạc như điện thoại, máy tính; có khả năng tự dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Nếu người nhiễm Covid-19 không có khả năng tự chăm sóc thì gia đình phải có người khỏe mạnh, có kiến thức chăm sóc người nhiễm, biết cách phòng ngừa lây nhiễm để hỗ trợ các F0. Tuy nhiên, cần hạn chế người chăm sóc.
Cũng theo hướng dẫn này, ngay khi được thông báo về việc cách ly người nhiễm tại nhà, các thành viên trong nhà cần lưu lại các số điện thoại đường dây nóng phòng, chống dịch; người được phân công hỗ trợ theo dõi sức khỏe người nhiễm và các số điện thoại cần thiết khác.
Ngoài ra, gia đình cần bố trí vùng không gian dành riêng cho người nhiễm, đồng thời phân công một người phù hợp nhất chăm sóc người nhiễm (nếu cần).
Cùng với đó, gia đình cần chuẩn bị các vật dụng tối thiểu: Khẩu trang y tế dùng 1 lần (đủ dùng cho cả nhà trong 2-3 tuần); găng tay y tế sạch, nhiệt kế, máy đo huyết áp; các thuốc đang sử dụng cho người trong nhà có bệnh sẵn có như: Cao huyết áp, đái tháo đường, gút... với số lượng có thể dùng trong ít nhất 30 ngày; các thuốc và đơn thuốc (theo đơn) của bác sĩ đối với người nhiễm (nếu có).
Đặc biệt lưu ý, khi trong gia đình có người nhiễm Covid-19, những người trong gia đình cũng cần phải cách ly tại nhà để tránh lây nhiễm cộng đồng bởi cũng có nguy cơ nhiễm.
Với những gia đình có F0 cách ly tại nhà, không cần lo lắng tích trữ thực phẩm vì sẽ có chính quyền địa phương, người thân và các lực lượng, tổ chức giúp đỡ gia đình trong thời gian cách ly tại nhà.
Cùng ngày, Bộ Y tế có Quyết định số 4158/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn phòng ngừa và quản lý nhân viên y tế có nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2 tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc.
Theo hướng dẫn, nguyên tắc thực hiện là áp dụng các tiêu chuẩn cao nhất về an toàn trong chăm sóc người bệnh, phòng ngừa và kiểm soát lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cơ sở khám, chữa bệnh;
Bảo đảm luôn trang bị sẵn sàng phương tiện phòng hộ cá nhân ở mọi khu vực chăm sóc và điều trị người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2, với số lượng, chủng loại và chất lượng phù hợp; bảo đảm tiêm vắc xin phòng Covid-19 đủ liều cho tất cả nhân viên y tế, đặc biệt người trực tiếp tham gia công tác phòng, chống dịch.
Các đơn vị, cá nhân thực hiện theo hướng dẫn này để bảo đảm đủ nhân lực có kiến thức chuyên môn và phòng ngừa lây nhiễm cho công tác điều trị, chăm sóc người SARS-CoV-2, bố trí ca kíp làm việc phù hợp nhằm bảo đảm sức khỏe nhân viên y tế; hạn chế nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và người bệnh thông qua việc phân luồng, tăng cường sàng lọc nhằm phát hiện sớm, cách ly kịp thời người nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Đồng thời, bảo đảm nhân viên y tế nhận biết chính xác nguy cơ lây nhiễm, tự đánh giá đúng, trung thực nguy cơ lây nhiễm nhằm phát hiện sớm và cách ly kịp thời nhân viên y tế nhiễm hoặc nghi nhiễm SARS-CoV-2.
Qua đây, Bộ Y tế hướng dẫn phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 ở nhân viên y tế theo các nội dung: Những biện pháp phòng ngừa chung; tổ chức phân luồng, sàng lọc, phát hiện sớm và cách ly kịp thời người nhiễm, nghi nhiễm SARS-CoV-2; phòng ngừa lây nhiễm SARS-CoV-2 trong thực hành lâm sàng.
Bộ Y tế cũng hướng dẫn đánh giá nguy cơ và quản lý nhân viên y tế nhiễm SARS-CoV-2, trong đó quy định chi tiết việc quản lý nhân viên y tế được đánh giá "Nguy cơ lây nhiễm thấp", "Nguy cơ lây nhiễm cao".
-
Nhiều bệnh nhân nguy kịch phải thở máy, lọc máu vì viêm phổi -
Bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí kéo dài -
Quản lý an toàn thực phẩm: Hoàn hiện quy định để đáp ứng yêu cầu thực tế -
Cẩn trọng với mỹ phẩm chứa corticoid -
Đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy nhiều mỹ phẩm không đạt chất lượng -
Tin mới y tế ngày 15/1: Cảnh báo ung thư trung thất qua hai ca bệnh và lời khuyên từ bác sỹ -
Đơn giản hóa hồ sơ gia hạn đăng ký lưu hành thuốc
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 16/1 -
2 Miễn thị thực cho công dân 3 nước vào Việt Nam du lịch từ ngày 1/3/2025 -
3 Dự án Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam chuyển sang giai đoạn quan trọng -
4 Chủ tịch Viettel đề xuất loạt hành động để triển khai hiệu quả Nghị quyết 57-NQ/TW -
5 Lãi tỷ USD từ tiền ảo, nhà đầu tư đứng trước nhiều cạm bẫy
- Mô hình hệ sinh thái thành công trên thế giới, xu thế không thể bỏ qua
- Thành lập Công ty bất động sản Trần Anh Land
- Panasonic bàn giao Phòng thí nghiệm giải pháp HVAC cho trường Đại học Bách khoa TP.HCM
- Liên minh Hợp tác xã Việt Nam mời hợp tác đầu tư
- Hội thảo khoa học quốc tế lần thứ 7 về kế toán, kiểm toán và tài chính
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ