-
Chia sẻ kinh nghiệm chẩn đoán lao và lao đa kháng thuốc -
Hà Nội: Không được để người dân không được khám chữa bệnh -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ
Vừa qua có tình trạng người dân quá lo lắng và mua sẵn máy thở ô-xy. Tuy nhiên theo chuyên gia điều này là không cần thiết. Bởi bệnh nhân thiếu ô-xy là lúc họ đã cần tới bệnh viện.
Các F0, F1 tự theo dõi sức khỏe tại nhà chỉ cần 3 thiết bị, đó là nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo độ bão hòa oxy (SpO2). |
Những trường hợp có nguy cơ thiếu ô-xy như béo phì, mắc bệnh nền, trên 65 tuổi, nên đến bệnh viện sớm và không cần mua máy thở.
Ngoài ra, trong trường hợp mua máy thở ô-xy, người dân cũng cần chọn đúng loại. Nếu mua nhầm loại, chất sản sinh ra chỉ là không khí và điều này rất nguy hiểm với người bệnh. Chưa kể, việc người dân đổ xô đi mua máy thở cũng gây tình trạng khan hiếm, mất tiền, lãng phí và không mang lại lợi ích.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, cố vấn chuyên môn Khoa Nhiễm, Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) cho hay, các F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà chỉ cần 3 thiết bị, đó là nhiệt kế, máy đo huyết áp, máy đo độ bão hòa oxy (SpO2). Trong đó, nhiệt kế là vật dụng cần thiết nhất, luôn hữu dụng.
Ngoài ra, máy SpO2 ít thông dụng nhất, nếu chuẩn bị được, chúng ta sẽ yên tâm hơn. Tuy nhiên, khi để lâu, máy cũng hỏng hóc hoặc thậm chí mang tác dụng ngược nếu đo sai cách.
Trong trường hợp không có các thiết bị trên, người dân có thể tự theo dõi sức khỏe với một số cách như: Sờ tay lên trán để xác định có sốt không, nằm ngửa cảm thấy khó thở không, chú ý đến các dấu hiệu choáng váng, đau tức ngực.
Với câu hỏi các F0 đang điều trị, cách ly tại nhà nếu dị ứng thuốc Ibuprofen và Paracetamol, khi sốt cần làm gì, một bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai cho hay, thuốc Paracetamol là hoạt chất hàng đầu được khuyến cáo sử dụng để hạ sốt, giảm đau trong trường hợp bệnh nhân không có bệnh gan, thận mạn tính. Ibuprofen được khuyến cáo sử dụng trong trường hợp không dùng được Paracetamol.
Tuy nhiên, Ibuprofen không dùng cho bệnh nhân bị hen suyễn, phụ nữ có thai (giai đoạn cuối), bệnh tim mạn tính, chức năng gan, thận yếu, người bị loét hoặc xuất huyết dạ dày.
Nếu mắc Covid-19, việc đầu tiên cần làm là khai báo y tế và xin ý kiến của bác sĩ về những xử trí tiếp theo. Việc dùng thuốc gì, bạn nên để bác sĩ tư vấn, không tự ý mua thuốc về dùng, tránh những tai biến xảy ra. Trường hợp sốt dưới 38,5 độ C, bạn chườm ấm liên tục.
Khi sốt trên 38,5 độ C, bị dị ứng với Ibuprofen và Paracetamol, bạn có thể cân nhắc dùng thêm thuốc khác như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.
Tuy nhiên, người dân cần hạn chế dùng vì vẫn có khả năng bị dị ứng. Sau khi dùng, bạn nên chú ý các dấu hiệu phản vệ như nổi mề đay, mẩn ngứa, khó thở, tụt huyết áp...
Nếu xuất hiện một trong các triệu chứng trên, người dân cần dừng thuốc ngay, liên hệ bác sĩ, cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
-
Lời khuyên y tế khi xảy ra lũ lụt -
Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ -
Hơn 32% trẻ dưới 5 tuổi tại TP.HCM được tiêm chủng vắc-xin sởi -
Tin mới y tế ngày 11/9: Báo động bệnh lý tim mạch trong cộng đồng -
Biến chứng của bệnh lý động mạch -
Phòng chống bệnh đường hô hấp sau bão lũ -
Bộ Y tế khuyến cáo biện pháp phòng ngộ độc thực phẩm sau mưa bão
- Ba nhà thầu tham gia gói thầu xây lắp đường ống cấp nước tại tỉnh Hậu Giang
- Bốn nhà đầu tư tham gia đấu thầu gói thầu số 5 của Cấp nước Đồng Nai
- C.P. Việt Nam không ngừng đầu tư cho chuyển đổi xanh
- An tâm đồng hành cùng PJICO, khách hàng vững vàng vượt bão Yagi
- RMIT Việt Nam được vinh danh là một trong những nơi làm việc tốt nhất châu Á
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”