-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới -
Xử phạt các cơ sở thực phẩm chức năng vi phạm số tiền hơn 12 tỷ đồng -
Hàng bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh bị dừng hoạt động vì vi phạm an toàn thực phẩm
Tại Việt Nam, dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.
Ảnh minh hoạ. |
Đồng thời, người dân có xu hướng tăng nuôi gia cầm để chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2024.
Bộ Y tế vừa có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường phòng chống cúm gia cầm lây sang người.
Bộ Y tế cho biết, theo thông tin từ đầu mối Điều lệ y tế quốc tế (IHR) Campuchia, từ ngày 23/11/2023 đến nay Bộ Y tế Campuchia ghi nhận thêm 02 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1) tại tỉnh Kampot. Tích lũy từ đầu năm 2023 đến nay, Campuchia đã ghi nhận 06 trường hợp nhiễm cúm A(H5N1), trong đó có 03 trường hợp tử vong.
Tinh Kampot, Campuchia là tỉnh giáp với biên giới phía Tây Nam của Việt Nam. Trong diều kiện giao lưu thương mại ngày càng rộng mở giữa Việt Nam và các nước trên thế giới, nguy cơ cúm gia cầm có thể xâm nhập vào nước ta và lây nhiễm sang người là rất lớn, đặc biệt là các tỉnh có đường biên giới với các quốc gia đang có dịch.
Tại Việt Nam, theo thông tin từ Cục Thú y- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dịch cúm trên gia cầm vẫn xảy ra rải rác tại các địa phương. Bên cạnh đó, thời tiết hiện nay đang trong giai đoạn chuyển mùa và thay đổi bất thường thuận lợi cho virus cúm gia cầm phát triển.
Đồng thời, người dân có xu hướng tăng nuôi gia cầm để chuẩn bị phục vụ dịp Tết Nguyên đán năm 2024, do đó hoạt động vận chuyển và buôn bán gia cầm có thể gia tăng, luôn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người.
Để chủ động ngăn chặn bệnh cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam và lây nhiễm sang người, Cục Y tế dự phòng đề nghị đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố quan tâm chi đạo các đơn vị trực thuộc khẩn trương thực hiện một số nội dung trọng tâm, cụ thể:
Tăng cường giám sát chặt chẽ người nhập cảnh nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ/mắc bệnh nhất là người giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm sống, người có tiền sử đến từ khu vực đang có dịch (gồm dịch trên gia cầm và ở người);
Đồng thời kịp thời lấy mẫu xét nghiệm gửi về các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để xét nghiệm chẩn đoán xác định; quản lý ca bệnh (nếu có) và xử lý không để bệnh lây lan ra cộng đồng.
Đồng thời, tăng cường giám sát các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và hội chứng cúm để phát hiện kịp thời ca bệnh cúm A(H5N1);
Các bệnh viện sẵn sàng thu dung, cách ly, điều trị theo quy định của Bộ Y tế và thông báo kịp thời cho Trung tâm Kiểm soát bệnh tật để có các biện pháp phòng, chống dịch kịp thời.
Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan y tế, cơ quan thú y và chính quyền địa phương trong việc giám sát phát hiện dịch cúm trên gia cầm đặc biệt tại các cửa khẩu và các chợ gia cầm sống, kịp thời chia sẻ thông tin và xử lý triệt để ổ dịch.
Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm cúm gia cầm sang người tại khu vực có gia cầm ốm, chết và những vùng có nguy cơ cao.
Sẵn sàng thuốc, vật tư, hóa chất, phương tiện hỗ trợ kịp thời cho địa phương triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch. Thực hiện việc phối hợp trong công tác phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang nguời theo quy định.
Sớm triển khai mở rộng cấp thuốc methadone điều trị tại nhà
PGS-TS.Phan Thu Hương, Cục trưởng Cục HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết, Đề án thí điểm cấp phát thuốc methadone nhiều ngày cho người bệnh điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện triển khai vào tháng 5/2021 tại Điện Biên, Lai Châu và Hải Phòng.
Sau 1 năm triển khai thí điểm, với những kết quả đáng ghi nhận, Đề án được tiếp tục mở rộng thêm tại Nghệ An, Bắc Giang và Lào Cai.
Trong giai đoạn 2023-2024, Đề án tiếp tục duy trì và mở rộng ở 6 tỉnh, thành phố nêu trên. Tính đến ngày 31/10, có gần 2.500 bệnh nhân được cấp thuốc methadone nhiều ngày.
Việc cấp phát thuốc nhiều ngày không những mang lại hiệu quả về sức khoẻ, còn tạo thuận lợi hơn cho người bệnh, nhất là người bệnh ở vùng sâu, vùng xa, không phải hằng ngày đi đến cơ sở điều trị để uống thuốc.
Người bệnh có thể chủ động bố trí thời gian để tìm kiếm việc làm, lao động, sản xuất, ổn định cuộc sống.
Theo Cục trưởng Phan Thị Thu Hương, Cục HIV/AIDS đang phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật và hướng dẫn chuyên môn để triển khai mở rộng cấp thuốc methadone nhiều ngày ra các địa bàn khác.
-
Cần thiết sửa đổi Luật An toàn thực phẩm -
Phê duyệt danh sách thành viên Ban Chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành Dược Việt Nam -
Bản đồ Cơ sở phòng bệnh dại tiêu chuẩn ABI: Công cụ hỗ trợ phòng chống bệnh dại -
Hồi sinh sự sống cho nhiều bệnh nhân từ tạng hiến của người cho chết não -
Giảm ngộ độc thực phẩm tập thể, cách nào? -
Tăng quyền lợi cho bệnh nhân mắc các bệnh hiểm nghèo -
“Vượt sóng, vươn khơi” đưa thực phẩm chức năng “made in Vietnam” ra thế giới
- GREENFEED và hành trình nỗ lực kiến tạo nền nông nghiệp bền vững
- Nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cộng đồng - Cần một hợp tác toàn diện
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững