-
Vụ hàng trăm người ngộ độc thực phẩm: Xử phạt tiệm bánh mỳ Cô Ba Bến Đình 125 triệu đồng -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện
7 khó khăn, thách thức với ngành Y tế TP. HCM
Tại buổi sơ kết, PGS. Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TP. HCM nêu ra 7 khó khăn, thách thức lớn của ngành sau dịch Covid-19.
Theo đó, khó khăn thứ nhất là hầu hết cán bộ, nhân viên y tế không có thu nhập tăng thêm do các cơ sở y tế không có nguồn kinh phí thực hiện nghị quyết 03, khiến tình hình nghỉ việc gia tăng. Thống kê chỉ sau 9 tháng đầu năm đã có hơn 1.000 nhân viên y tế nghỉ việc.
Khó khăn thứ hai là tình trạng điều dưỡng nghỉ việc ngày càng tăng, nhiều người đã nghỉ hẳn, một số bệnh viện có bác sĩ nhiều hơn cả điều dưỡng. Sở Y tế kiến nghị UBND TP có văn bản đề xuất Bộ Y tế, Bộ Nội vụ kéo dài thời gian sử dụng điều dưỡng hệ trung cấp đến năm 2030.
Bệnh nhân cấp cứu đến BV Nhân Dân 115. Ảnh: Sở Y tế TP.HCM |
Vấn đề đáng lo khác là việc tuyển nhân sự mới điều dưỡng rất khó. Xa hơn nữa là số học sinh đăng ký học ngành điều dưỡng trong các trường đào tạo cũng giảm mạnh.
Thứ ba, số thuốc tại các trạm y tế khác nhau, chưa đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh, nên chưa thực sự thu hút người dân đến khám.
Thứ tư, các bệnh viện công lập gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp các dịch vụ tiện ích phục vụ người bệnh, như xây việc căn tin, vì bị kiểm soát chặt chẽ về quy định.
Thứ năm, người dân TP. HCM khi mắc các bệnh tâm thần, truyền nhiễm, chấn thương chỉnh hình còn gặp nhiều khó khăn khi để khám chữa bệnh, vì các bệnh viện chuyên khoa đã xuống cấp, quá tải. Hệ thống các cơ sở y tế của TP Thủ Đức chưa xứng tầm với mô hình "thành phố trong thành phố".
Thứ sáu, tình hình tự chủ tài chính của các bệnh viện càng lúc càng khó khăn, khi giá viện phí chưa được tính đúng, tính đủ. Một số bệnh viện bị mất cân đối thu chi.
Thứ bảy, nhiều bệnh viện chưa được cơ quan bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí điều trị vượt tổng mức thanh toán.
Giám đốc Sở Y tế TP. cũng kiến nghị được mở rộng danh mục đấu thầu thuốc, triển khai mở rộng danh mục thuốc cho trạm y tế, cần đầu tư xây mới tại các bệnh viện Tâm thần, Bệnh nhiệt đới, Chấn thương chỉnh hình..., cũng như được nâng cấp, nâng cao năng lực Trạm y tế xã đảo Thạnh An.
Đề nghị sớm thành lập Tổ tư vấn lập Đề án tự chủ tài chính cho các đơn vị sự nghiệp y tế công lập, bao gồm các thành viên có nhiều chuyên môn trong các lĩnh vực; kiến nghị phát triển Ban Chỉ đạo giải quyết vướng mắc trong thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Cứu sống bệnh nhân ngoại quốc mắc sốt rét
Các bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai vừa cứu sống một ca bệnh hiếm gặp là sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng.
Bệnh nhân nam, 64 tuổi, quốc tịch Bỉ, mắc nhiều bệnh lý nền phối hợp như suy tim do nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đái tháo đường, nhóm máu rất hiếm gặp (Rh-).
Bệnh nhân là giáo sư về nông nghiệp đã đi rất nhiều nước trên thế giới (châu Phi, châu Á…) và có nhiều đóng góp cho nghiên cứu nông nghiệp tại Việt Nam.
Ngày 17/9, sau chuyến công tác tại Bờ Biển Ngà để thực hiện chuỗi dự án về hạt điều, bệnh nhân về Việt Nam, sau đó xuất hiện sốt cao, đi ngoài phân lỏng. Khám tại một bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân được phát hiện có số lượng tiểu cầu rất thấp (tiểu cầu 12 G/L), rối loạn nhịp thất thành từng cơn.
Do tình trạng bệnh phức tạp, bệnh nhân lại có nhiều bệnh nền nên đã được chuyển tới Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nguy kịch, xét nghiệm tiểu cầu chỉ còn 8 G/L, kháng thể kháng Dengue dương tính yếu, suy tim rất nặng (EF 20%).
Bệnh nhân được điều trị tích cực và chăm sóc đặc biệt nhưng sau 2 ngày tình trạng không cải thiện, các bác sỹ quyết định phải sử dụng kỹ thuật cao nhất trong hồi sức tích cực là kỹ thuật tim phổi nhân tạo (ECMO).
Bằng kinh nghiệm lâm sàng, các bác sỹ nhận thấy diễn biến bệnh không giống sốt xuất huyết Dengue nên Trung tâm Hồi sức tích cực đã tiến hành hội chẩn toàn viện với sự tham gia của các chuyên khoa sâu trong bệnh viện như: Bệnh nhiệt đới, Huyết học, Dược lâm sàng, Tim mạch, Phẫu thuật lồng ngực và mạch máu… sau đó phát hiện bệnh nhân bị sốt rét ác tính biến chứng suy đa tạng.
Ngay sau đó, bệnh nhân đã được sử dụng thuốc chống sốt rét, truyền các chế phẩm máu và duy trì ECMO. Sau 8 ngày chạy máy ECMO, truyền khoảng 20 lít máu thuộc nhóm máu hiếm (Rh-), tình trạng bệnh nhân cải thiện dần và được kết ECMO vào ngày 4/10, ngừng thở máy vào ngày 9/10.
Sau 4 tuần được điều trị, chăm sóc bởi các nhân viên y tế của Trung tâm Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã vượt qua cơn nguy kịch một cách ngoạn mục, các chỉ số dần hồi phục.
Ngày 13/10, bệnh nhân được chuyển viện, chăm sóc một thời gian trước khi đủ điều kiện sức khỏe để trở về Bỉ.
Đồng Nai: Hỗ trợ quyền lợi thu hút nguồn nhân lực y tế
UBND tỉnh Đồng Nai có quyết định số 2789/QĐ-UBND về việc thông qua chính sách xây dựng Nghị quyết về hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh giai đoạn 2023-2025.
Theo quyết định này nếu tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II về công tác tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Khánh, Trung tâm giám định y khoa, Bệnh viện Da liễu sẽ được nhận số tiền 250 triệu đồng. Với trình độ là thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I về công tác ở các bệnh viện, trung tâm nêu trên thì sẽ nhận số tiền 200 triệu đồng.
Với tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II về công tác tại Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện y học cổ truyền sẽ được nhận số tiền 300 triệu đồng. Với trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú về các bệnh viện trung tâm trên sẽ nhận số tiền 250 triệu đồng. Còn trình độ bác sĩ sẽ nhận số tiền 200 triệu đồng.
Cao nhất đối với tiến sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp II khi về công tác tại Bệnh viện Phổi, Trung tâm pháp y, Trung tâm y tế các huyện/thành phố, Cơ sở điều trị nghiện ma tuý tỉnh sẽ được nhận số tiền 350 triệu đồng. Trình độ thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa cấp I, bác sĩ nội trú sẽ nhận số tiền 300 triệu đồng, trình độ bác sĩ nhận số tiền 250 triệu đồng.
Ngoài ra, còn có các quyền lợi đi kèm như người được thu hút là nữ được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/tháng.
Bác sĩ ở nhóm công tác tại các Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất, Bệnh viện đa khoa khu vực Long Khánh, Trung tâm giám định y khoa, thì được hỗ trợ 3 triệu đồng/người/tháng.
Bác sĩ ở nhóm công tác tại Bệnh viện Nhi đồng, Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành, Bệnh viện Đa khoa khu vực Định Quán, Bệnh viện Da liễu, Bệnh viện y học cổ truyền, Trung tâm kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện phổi, Trung tâm pháp y, Trung tâm kiểm nghiệm, Trung tâm y các các huyện/thành phố, Cơ sở điều trị nghiện ma tuý tỉnh, thì được hỗ trợ 4 triệu đồng/người/tháng.
Y sĩ và điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dược, hoá, sinh, công nghệ sinh học, y tế công cộng có trình độ cao đẳng trở lên sẽ được hỗ trợ 2,5 triệu đồng – 3 triệu đồng/người/tháng; Đối với trình độ trung cấp được hỗ trợ 2 triệu đồng/người/tháng.
Ở nhóm viên chức đang công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế, nếu có trình độ đại học trở lên được hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng. Viên chức còn lại được hỗ trợ 1 triệu đồng/người/tháng.
Ở nhóm bác sĩ đang công tác tại Sở Y tế, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục dân số - kế hoạch hoá gia đình tỉnh hỗ trợ 3 triệu đồng/người/tháng.
Ở nhóm nhân viên y tế khu phố tại các phường và thị trấn được hỗ trợ 447.000 đồng/người/tháng.
Dự kiến nghị quyết hỗ trợ có hiệu lực 3 năm, bắt đầu từ 1/1/2023 - 31/12/2025.
Quyết định này của UBND tỉnh Đồng Nai sẽ được làm cơ sở để trình thường trực HĐND tỉnh đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định về chính sách hỗ trợ, thu hút nguồn nhân lực y tế tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2023-2035.
-
Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi -
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô