-
Tiêm vắc-xin sởi nhằm tránh dịch bùng phát, lây lan mạnh -
Phát hiện ung thư xương từ dấu hiệu đau gót chân -
Chính sách kiểm soát thuốc lá toàn cầu: Thách thức và kinh nghiệm cho Việt Nam -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam
Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe Trung ương, Bộ Y tế vừa phối hợp Vụ Sức khỏe Bà mẹ-Trẻ em (Bộ Y tế) tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin nhân dịp Tuần lễ Làm mẹ an toàn năm 2023, với chủ đề “Làm mẹ an toàn - Sức khỏe cho mẹ, tương lai cho bé”.
ỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em người Kinh |
Trao đổi tại Hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ-trẻ em, TS. Trần Đăng Khoa cho biết, hiện nay, tỷ lệ phụ nữ ở Việt Nam được khám thai từ 4 lần trở lên đạt hơn 80%; tỷ lệ phụ nữ đẻ được nhân viên y tế đỡ duy trì từ 95% đến 97%; tỷ lệ chăm sóc sau sinh trong 7 ngày đầu sau đẻ duy trì từ 75% đến 80%...
Đáng chú ý, theo ước tính của các tổ chức Liên hợp quốc, tỷ suất tử vong sơ sinh trên 1.000 trẻ đẻ sống ở Việt Nam đã giảm, năm 2021 ở mức 9,96‰; chỉ số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam ở mức 18,9‰; dưới 1 tuổi là 12,1‰.
Tuy nhiên, con số này vẫn còn cao so với một số nước cùng mức thu nhập như Thái Lan, chỉ số tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 8‰. Với các nước phát triển, tỷ số này chỉ ở mức từ 1% đến 2‰.
Ngoài ra, vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng khó khăn vẫn có tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao so với trung bình cả nước.
Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dân tộc thiểu số cao gấp 2 lần và tỷ lệ suy dinh dưỡng nhẹ cân cũng cao gấp 2,5 lần so với trẻ em người Kinh (tương ứng với 31,4% so với 15% và 21% so với 8,5%).
TS.Trần Đăng Khoa cho biết thêm: Trong “Tuần lễ Làm mẹ an toàn”, mỗi trạm y tế xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ tổ chức được ít nhất một hoạt động truyền thông về làm mẹ an toàn;
Đồng thời cung cấp thông tin về làm mẹ an toàn cho 100% phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh có mặt tại địa phương, cho ít nhất 30% số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ của xã và ít nhất 30% số gia đình, đặc biệt là người chồng của phụ nữ mang thai và sau sinh đang làm ăn, sinh sống tại xã.
Thời gian tổ chức “Tuần lễ Làm mẹ an toàn” từ ngày 1 đến 7/10 và được triển khai tại 51 tỉnh thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.
Theo Phó Giám đốc Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe, Ths.Trịnh Ngọc Quang, Việt Nam có 53 dân tộc thiểu số, với khoảng 14 triệu người chiếm 14,7% dân số cả nước.
Người dân tộc thiểu số cư trú thành cộng đồng tại 51 tỉnh, chủ yếu tập trung ở Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ. Đa số đồng bào sinh sống tại các miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.
Tại các vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các chỉ số dân số, tuổi thọ thấp hơn bình quân cả nước, sự chênh lệch này một phần do điều kiện đời sống khó khăn, chế độ dinh dưỡng, khả năng tiếp cận dịch vụ sức khỏe sinh sản - kế hoạch hóa gia đình còn hạn chế.
Do vậy, để cải thiện tình hình sức khỏe người dân tộc thiểu số theo định hướng của Nghị quyết 21 (khóa XII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ -TTg ngày 14/10/2021 phê duyệt Kế hoạch Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
Giai đoạn 1 từ năm 2021 đến năm 2025, với mục tiêu tổng quát là khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, phát triển toàn diện giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa…
Cảnh báo lạm dụng truyền dịch
Thực trạng lạm dụng truyền dịch mỗi khi mỏi mệt rất phổ biến trong một bộ phận người dân lâu nay, bất chấp việc đã có không ít trường hợp gặp tai biến, thậm chí tử vong vì lạm dụng, tự ý truyền dịch khi người đang mệt.
Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, TP vừa ghi nhận thêm 1 ca tử vong do sốt xuất huyết (SXH). Cụ thể, nữ bệnh nhân 20 tuổi có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau người nhưng thay vì tới viện thăm khám, bệnh nhân tự mua thuốc uống tại nhà. 3 ngày sau đó, gia đình mời nhân viên y tế tư nhân đến nhà truyền dịch cho bệnh nhân.
Sau 2 ngày, bệnh nhân có biểu hiện tức ngực, khó thở, mệt mỏi, được gia đình đưa đến khám và điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai.
Tối cùng ngày, tình trạng bệnh nhân không cải thiện và được chuyển đến Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Dù đã được các bác sĩ tại đây tích cực điều trị, nhưng bệnh nhân đã không qua khỏi.
Gần đây, Bệnh viện đa khoa tỉnh Lạng Sơn cũng thông tin đã tiếp nhận 3 bệnh nhân nhập viện do sốc phản vệ. Các bệnh nhân là H.T.S. (60 tuổi, ở Hợp Thành, Cao Lộc), N.Đ.X. (54 tuổi, ở phường Hoàng Văn Thụ, TP Lạng Sơn) và Đ.T.D. (63 tuổi, ở Gia Cát, Cao Lộc) vào viện cùng một ngày trong tình trạng chóng mặt, đau đầu, run chân tay, khó thở sau khi truyền dịch tại nhà. Những bệnh nhân này đã được cấp cứu, xử trí chống sốc và truyền dịch. Sau xử trí, các bệnh nhân ổn định sức khỏe và đã ra viện.
Theo các bác sĩ, việc tự ý truyền dịch khi người đang mệt mỏi là không khoa học. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) lý giải, truyền dịch là đưa vào cơ thể một lượng nước, các chất điện giải, chất dinh dưỡng như glucose, đạm, chất béo, vitamin.
Tuy nhiên, dịch truyền có nhiều loại, mỗi loại lại có các thành phần, nồng độ khác nhau và phải được tiến hành ở những cơ sở y tế có đủ điều kiện, khả năng để xử trí tai biến trong khi truyền.
Bệnh nhi mắc bệnh Whitmore tử vong
Theo lãnh đạo Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, trên địa bàn vừa xuất hiện bệnh nhân bệnh nhi mắc Whitmore tử vong. Bệnh nhân tử vong ở xã Tiên Trang, huyện Quảng Xương.
Bệnh nhi sinh năm 2008, điều trị tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa từ ngày 4/9. Theo điều tra dịch tễ của Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, từ ngày 22-30/8, bệnh nhi có biểu hiện đau họng, ho, sốt cao, uống nhiều nước, sụt 7kg trong vòng 10 ngày, gia đình tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng không đỡ.
Ngày 1/9, gia đình đưa bệnh nhi đến Phòng khám An Phúc (xã Tiên Trang) để khám và lấy thuốc theo đơn về điều trị, nhưng bệnh diễn biến ngày càng nặng với biểu hiện mệt mỏi, sốt cao, ăn uống kém...
Tiếp đó, bệnh nhi được người nhà đưa đến Bệnh viện 71 Trung ương (đóng tại xã Quảng Tâm, TP Thanh Hóa) để khám và điều trị. Tại đây, bệnh nhi được làm các xét nghiệm cơ bản có chỉ số đường huyết cao, đi tiểu tiện không tự chủ, co giật toàn thân 2 cơn, mỗi cơn kéo dài 5-10 phút.
Ngày 4/9, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa trong tình trạng nguy kịch, suy tuần hoàn hô hấp, thở nấc, đồng tử 2 bên 3mm, nhịp tim không đều, nhanh... Sau khi tiến hành các xét nghiệm, bệnh nhi được phát hiện các chỉ số về bạch cầu, hồng cầu, định lượng Pro-calcitonin máu... đều tăng cao. Xét nghiệm cấy máu phát hiện bệnh nhi có vi khuẩn gây bệnh Brukholderia pseudomallei (bệnh Whitmore).
Theo đánh giá ban đầu, bệnh nhi bị viêm phổi nặng, suy gan, suy thận; có bệnh lý kèm theo là tiểu đường và béo phì. Bệnh nhi được điều trị hồi sức tích cực, thở máy, lọc máu, điều trị kháng sinh, điều chỉnh đường huyết. Tuy nhiên, diễn biến bệnh ngày càng nặng. Bệnh nhi tử vong trong tình trạng suy đa tạng, phải lọc máu nhiều lần.
Trước đó, vào tháng 11/2022, tại Thanh Hóa cũng đã ghi nhận 2 bệnh nhân mắc Whitmore, trong đó trường hợp ở thị xã Nghi Sơn cũng đã tử vong trong tình trạng suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, hoại tử ruột sau thời gian điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương.
Theo các chuyên gia y tế, bệnh Whitmore (tên gọi khác là bệnh Melioidosis) là một bệnh nhiễm trùng ở người và động vật do vi khuẩn Burkholderia Pseudomalle gây ra.
Vi khuẩn B. Pseudomallei sống trong đất, nước bị nhiễm khuẩn và xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua da khi có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bị nhiễm khuẩn B. Pseudomallei. Hiện chưa có bằng chứng về việc lây truyền vi khuẩn từ người sang người hoặc từ động vật sang người.
Bệnh ghi nhận số mắc cao chủ yếu tại Australia và khu vực Đông Nam Á. Tại Việt Nam, ca bệnh đầu tiên được ghi nhận vào năm 1925 tại TP.HCM sau đó xuất hiện rải rác ở một số địa phương.
Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, khó chẩn đoán và có thể tử vong nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, đặc biệt ở những người có bệnh nền như tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch...
Bệnh được điều trị bằng cách sử dụng các kháng sinh có nhạy cảm với các chủng B. Pseudomallei và điều trị các triệu chứng, biến chứng kèm theo, đồng thời chăm sóc, điều dưỡng phục hồi sức khỏe cho người bệnh. Hiện chưa có vắc-xin phòng bệnh Whitmore.
Để phòng bệnh, chủ yếu là đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, sử dụng bảo hộ lao động khi làm việc có tiếp xúc với đất, nước nhiễm khuẩn hoặc trong môi trường không đảm bảo vệ sinh. Nếu có vết rách da, trầy xước hoặc bỏng bị nhiễm bẩn, nên làm sạch hoàn toàn.
-
Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ Dr.Han bị xử phạt -
Bộ Y tế thông tin về vụ sữa tiệt trùng bị nhiễm chất tẩy rửa tại Hàn Quốc -
Tin mới y tế ngày 23/12: Gia hạn 1.500 giấy đăng ký lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc -
Niềm hạnh phúc làm cha mẹ sau 11 năm mong mỏi của vợ chồng người lính biên phòng -
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bộ Y tế chia sẻ về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế -
Tin y tế mới ngày 22/12: Gánh nặng bệnh thận mạn tại Việt Nam
- VPBank 5 năm liên tiếp được Mastercard vinh danh nhiều giải thưởng danh giá
- Beiersdorf Việt Nam được vinh danh “Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024”
- Công ty SAVISTA ký kết hợp tác với Hiệp hội Bất động sản Bình Dương
- Nhà đầu tư ngày càng chú trọng yếu tố pháp lý của dự án
- Vinamilk đồng hành cùng các đội Robotacon Việt Nam tỏa sáng tại đấu trường quốc tế
- Conic Boulevard bùng nổ giao dịch tại lễ mở bán