-
Hà Nội: Một người dân bị chấn thương sọ não do mưa bão -
Hà Nội: Xử phạt 17 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân -
TP.HCM: Áp dụng giải pháp trong đại dịch Covid-19 để phòng, chống dịch sởi -
Việt Nam ứng dụng gây tê ESP mổ tim hở đầu tiên trên thế giới -
Ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế -
Phòng chống đậu mùa khỉ từ cửa khẩu, sân bay
Tai nạn pháo nổ tăng
Chiều mùng 3 Tết Quý Mão 2023, tổng hợp số liệu báo cáo từ 63 Sở Y tế và y tế ngành trên cả nước, cho thấy 4 ngày nghỉ Tết năm nay (từ 7 giờ ngày 29 đến 7 giờ mùng 3), dù số ca cấp cứu và nhập viện vì tai nạn đánh nhau giảm 4-5% so với cùng kỳ Tết năm ngoái, nhưng số bệnh nhân tử vong lại tăng.
Số ca khám, cấp cứu, tử vong liên quan đến tai nạn giao thông tăng nhẹ, trong khi số khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ... tăng mạnh. |
Cụ thể, có gần 2.000 ca khám, cấp cứu vì đánh nhau trong 4 ngày nghỉ Tết, tương đương trung bình mỗi ngày có 500 ca vào viện vì đánh nhau. Có 836 ca phải nằm viện, 9 ca tử vong, tăng 2 ca so với năm ngoái.
So sánh 4 ngày nghỉ Tết năm nay, số ca khám, cấp cứu, tử vong liên quan đến tai nạn giao thông tăng nhẹ, trong khi số khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ, vũ khí, vật liệu nổ... tăng mạnh. Nhiều ca bệnh dập nát bàn tay, thậm chí mất bàn tay, ảnh hưởng thị lực...
Theo đó, có tới 365 ca khám, cấp cứu do tai nạn pháo nổ, pháo hoa, tăng 57,3% so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong gần 400 ca gặp nạn vì pháo, có 251 ca phải nhập viện, tăng 124% so với cùng kỳ.
Cũng theo Bộ Y tế, trong 4 ngày nghỉ Tết, có 29 ca khám, cấp cứu tai nạn do vũ khí, vật liệu nổ khác (tăng 20,7%), 17 ca phải nhập viện, 2 ca tử vong.
Liên quan tai nạn giao thông, sau 4 ngày nghỉ Tết đã có hơn 16.300 ca khám, cấp cứu, tăng nhẹ 3,7% so với cùng kỳ Tết năm ngoái. Trong đó 6.094 trường hợp phải nhập viện điều trị, tăng 16% so với cùng kỳ Tết 2022.
Đã có179 trường hợp tử vong do tai nạn giao thông bao gồm cả tử vong trên đường đến bệnh viện và tiên lượng tử vong xin về, tăng 17 ca so với cùng kỳ Tết Nhâm Dần 2022. Riêng từ sáng mùng 2 đến sáng mùng 3 có 51 ca tử vong.
Trong 4 ngày nghỉ Tết đã có 449 ca khám, cấp cứu do ngộ độc thức ăn, rối loạn tiêu hóa, tăng hơn 11% so với cùng kỳ tuy nhiên số ca phải nhập viện lại giảm. Có 4 ca tử vong do ngộ độc thuốc trừ sâu (tự tử).
Hà Nội tăng cường phát hiện, thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh Covid-19
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn gửi các đơn vị tăng cường phát hiện, thu dung, quản lý, điều trị ca bệnh Covid-19.
Sở Y tế Hà Nội đề nghị các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch phòng, chống dịch Covid-19 của đơn vị, đảm bảo nhân lực, giường bệnh, trang thiết bị, vật tư, thuốc, dịch truyền… đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh;
quản lý, điều trị người bệnh theo mức độ lâm sàng, yếu tố nguy cơ, xử trí kịp thời, điều trị tích cực người bệnh nặng, hạn chế tử vong; quản lý tốt người bệnh theo dõi, cách ly tại nhà, kịp thời phát hiện sớm tình trạng người bệnh chuyển nặng để chuyển tuyến.
Tiếp tục thực hiện công tác phân luồng, chuyển tuyến người bệnh theo Công văn số 77/SYT-NVY ngày 18/2/2022 về việc phân công hỗ trợ, chỉ đạo tuyến và tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19 và Công văn số 78/SYT-NVY ngày 18/2/2022 về việc phân luồng tiếp nhận, điều trị người bệnh Covid-19.
Tập huấn, nhắc lại hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, hướng dẫn về an toàn phòng, chống dịch, sử dụng phương tiện phòng hộ cá nhân, xử lý chất thải lây nhiễm… cho nhân viên y tế.
Tăng cường hội chẩn liên khoa, liên viện, hội chẩn với tuyến trên để bảo đảm tốt công tác điều trị, hạn chế tối đa chuyển viện lên tuyến trên.
Đối với ca bệnh nặng, vượt quá khả năng chuyên môn, cần thực hiện hội chẩn, liên hệ với bệnh viện tuyến trên trước khi chuyển tuyến, thực hiện chuyển tuyến an toàn người bệnh, tăng cường các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm, hạn chế lây lan dịch bệnh trong cơ sở y tế; bảo vệ người bệnh thuộc nhóm nguy cơ cao, khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật…
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khám, chữa bệnh điều trị Covid-19: hội chẩn trực tuyến, khám, chữa bệnh từ xa, đặt lịch hẹn khám bệnh… để đảm bảo chủ động, tích cực trong hoạt động khám bệnh, điều trị và an toàn người bệnh.
Chỉ định xét nghiệm và thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị của Bộ Y tế, khuyến cáo thực hiện xét nghiệm RT-PCR theo hướng dẫn tại Công văn số 311/BYT-KCB của Bộ Y tế.
-
Nhiễm độc gan nặng vì sử dụng thuốc không rõ nguồn gốc -
Việt Nam ứng dụng gây tê ESP mổ tim hở đầu tiên trên thế giới -
Bảo đảm nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ -
Ngăn chặn tình trạng lạm dụng, trục lợi quỹ bảo hiểm y tế -
Sẵn sàng công tác trực cấp cứu, khám chữa bệnh trong mưa bão -
Tin mới y tế ngày 6/9: Cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500mg và Cefixim 200mg giả -
Bệnh nhân mắc lao cần chú ý biến chứng gì?
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 7/9 -
2 Đề xuất quy hoạch sân bay Phú Quốc có công suất lên tới 18 triệu hành khách/năm -
3 Gói tín dụng 120.000 tỷ đồng: Chính phủ đã đồng ý nâng mức giảm lãi suất cho vay với người mua nhà -
4 Bộ Công thương lý giải việc điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII -
5 Hơn 1 triệu tỷ đồng chờ bơm ra nền kinh tế: Kích tiêu dùng để đẩy tín dụng
- Nisshin Seifun Welna ra mắt sản phẩm tiêu dùng đa dạng tới người tiêu dùng Việt
- Gala Tiếng Việt thân thương 2024 “Lời quê hương - Lời sắt son”
- TTC AgriS góp mặt trong Top 500 Fortune Đông Nam Á, tiếp tục khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế
- Tiềm năng từ “đòn bẩy kép” đầu tư của Lagoona Bình Châu Resort Village
- CME Solar Investment và Vista Global - Samsung C&T hợp tác phát triển năng lượng mặt trời áp mái tại Việt Nam
- Phùng Quốc Đức - CEO XHOME Sài Gòn: Khi con người là nền tảng để tăng trưởng