-
Hóa chất độc hại trong thuốc lá nung nóng và nguy cơ đối với thế hệ trẻ -
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
Thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết cơ sở vừa tiếp nhận một bệnh nhân bị nhối máu cơ tim nặng.
Theo lời bệnh nhân ông bị tăng huyết áp 3 năm nay, thường xuyên dùng thuốc điều trị. Ngày 14/2, ông có cảm giác ngực bóp nghẹt, đau tức, vã mồ hôi, tê tay. Uống thuốc huyết áp song tình trạng không thuyên giảm, ông được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh ngay trong đêm.
Bác sĩ đang tư vấn cho người dân về bệnh nhồi máu cơ tim. |
Khi đến bệnh viện, huyết áp của ông giảm 90/60 mmHg (bình thường 120/80 mmHg), vẫn còn đau ngực và vã mồ hôi, mệt nhiều. Các bác sĩ đo điện tâm đồ, chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp, chỉ định nong đặt stent động mạch vành càng sớm càng tốt.
Sau đó, tình trạng bệnh nhân đột ngột diễn tiến xấu, mất ý thức, môi tím tái, ngưng tim, không bắt được mạch. Các bác sĩ lập tức ép tim, đặt nội khí quản, thở máy, sốc điện ngoài lồng ngực hai lần… Bệnh nhân được cấp cứu ngừng tuần hoàn thành công, có nhịp tim, mạch và huyết áp trở lại.
PGS.Nguyễn Thị Bạch Yến, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cho biết, kết quả chụp động mạch vành qua da phát hiện huyết khối làm tắc động mạch mũ hoàn toàn, hẹp nặng lan tỏa động mạch vành trái và động mạch liên thất trước, gây nhồi máu cơ tim cấp, biến chứng sốc tim, ngưng tim. Bệnh nhân cần được lấy huyết khối và đặt stent tái thông động mạch mũ khẩn cấp.
Sau gần 60 phút thực hiện thủ thuật, bệnh nhân chuyển khoa hồi sức tích cực, tiếp tục thở máy và dùng thuốc vận mạch. Bệnh nhân cắt thuốc vận mạch sau một ngày, cai thở máy sau 4 ngày và xuất viện sau 10 ngày, tình trạng ổn định.
Bệnh mạch vành cấp tính hay nhồi máu cơ tim là tình trạng cơ tim thiếu máu nuôi dẫn đến chết ồ ạt, nguyên nhân do cục máu đông trong lòng mạch làm tắc nghẽn mạch máu nuôi tim đột ngột.
Đây là bệnh cực kỳ nguy hiểm, diễn biến nhanh, gây nhiều biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm bất thường chức năng điện học tim (rối loạn nhịp, rối loạn dẫn truyền), bất thường chức năng cơ học (hở van cấp, suy tim, vỡ tim…), hình thành cục máu đông trong buồng tim, hội chứng phình mỏm thất, các phản ứng viêm thứ phát…
Ở trường hợp bệnh nhân nêu trên, tình trạng sốc tim do nhồi máu cơ tim cấp có khả năng từ vong 60-80%. “Giờ vàng” can thiệp nhồi máu cơ tim là 1-2 giờ đầu kể từ lúc bệnh nhân xuất hiện cơn đau ngực. Xử lý càng nhanh càng giảm tổn thương cơ tim, hạn chế biến chứng và tử vong.
Cấp cứu sớm đóng vai trò rất quan trọng đối với các trường hợp nhồi máu cơ tim. Bệnh nhân Hùng cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh, áp dụng cấp cứu đa khoa và xử lý chuyên khoa giúp tận dụng từng phút giây quý giá trong thời khắc nguy hiểm tính mạng.
Bệnh viện có sự phối hợp liên chuyên khoa, sẵn sàng nhiều kíp trực nội viện chuyên sâu ở những lĩnh vực khác nhau như Nhi khoa, Nội khoa, Sản khoa, đa chấn thương, đặc biệt là các trường hợp cấp cứu “giờ vàng”…
Trong trường hợp cấp cứu bác sĩ nghi ngờ bệnh nhân có các dấu hiệu bệnh mạch vành cấp sẽ khởi động ekip cấp cứu tim mạch, bác sĩ chuyên môn có mặt sau vài phút để cùng hội chẩn đưa ra kết luận chính xác nhất, phải can thiệp stent tái thông mạch ngay hoặc có thể theo dõi thêm.
PGS.Yến cho biết, đặt stent giải quyết kịp thời vị trí tắc nghẽn song không giúp bệnh nhân khỏi vĩnh viễn bệnh động mạch vành do bệnh nền xơ vữa động mạch đã có từ trước. Hiện tượng tắc nghẽn có thể tiếp tục xảy ra ở những vị trí khác trên động mạch vành hoặc ngay tại vị trí đã đặt stent.
Nếu thủ thuật đặt stent không đảm bảo độ chính xác cao cho kết quả tối ưu, hoặc người bệnh không dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, bệnh có thể tái phát sớm chỉ 6 - 12 tháng sau đặt stent.
Nguy hiểm hơn, khi bị tái hẹp hoặc tắc stent gây nhồi máu cơ tim cấp, người bệnh buộc phải thực hiện can thiệp động mạch vành lần 2 với kỹ thuật phức tạp, chi phí tốn kém hơn, như đặt stent mới trong lòng stent cũ hoặc phẫu thuật bắc cầu nối chủ - vành, dẫn đến thời gian hồi phục lâu, nhiều biến chứng, nguy cơ tổn thương cơ tim vĩnh viễn.
Để phòng tránh tái phát bệnh mạch vành, người bệnh phải uống thuốc đầy đủ và tái khám định kỳ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Luôn chủ động theo dõi và thăm khám bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường như đau ngực, khó thở, nghẹt thở, hụt hơi, mồ hôi lạnh…
Đau ngực là triệu chứng của các bệnh nguy hiểm như mạch vành, động mạch chủ, nhồi máu phổi. Người bệnh lưu ý vận động tùy theo tình trạng sức khỏe, nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập luyện thể dục trở lại, nên giảm cân nếu thừa cân, béo phì.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch. Người có bệnh tim mạch nên ăn các loại thực phẩm chống oxy hóa, giảm viêm, giúp tăng cường lưu thông máu, giảm cholesterol như trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, các loại cá giàu Omega-3… Người bệnh nên ưu tiên các món hấp, luộc; hạn chế muối và các món chiên, xào; tránh sử dụng đồ ăn đóng hộp, bỏ thuốc lá, rượu bia.
Nỗi lo suy thận mạn ở trẻ em
Suy thận mạn ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận một cách từ từ và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, dẫn đến sự ứ đọng nước, các chất độc độc hại trong cơ thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Từ năm 2006, Tổ chức Y tế Thế giới đã chọn ngày thứ 5 tuần thứ 2 của tháng 3 hàng năm là Ngày Thận Thế Giới (World Kidney Day), nhằm nâng cao nhận thức trong cộng đồng về cách phòng ngừa và điều trị các bệnh về thận cũng như biến chứng do thận gây ra; từ đó, góp phần làm giảm tần số và tác động của bệnh thận trên toàn thế giới. Hiện nay, hoạt động này đã được hơn 100 quốc gia hưởng ứng mỗi năm.
Hiện nay, ước tính có khoảng 850 triệu người trên toàn thế giới mắc các bệnh lý về thận do các nguyên nhân khác nhau. Con số này gấp đôi số lượng người bệnh đái tháo đường và gấp 20 lần so với bệnh ung thư.
Người bệnh mắc suy thận mạn giai đoạn cuối để duy trì sự sống sẽ phải điều trị thay thế thận. Một trong các phương pháp điều trị thay thế thận tối ưu và mang lại chất lượng cuộc sống tốt nhất là ghép thận.
Suy thận mạn ở trẻ em là tình trạng trẻ bị suy giảm chức năng thận một cách từ từ và kéo dài trong nhiều tháng, nhiều năm, dẫn đến sự ứ đọng nước, các chất độc độc hại trong cơ thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của trẻ.
Điển hình, trẻ có thể mắc tình trạng đau nhức do sưng phù chân tay nặng; tăng nguy cơ bị các bệnh tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, phù phổi; thiếu máu, tăng kali trong máu dẫn đến tử vong; xương trẻ bị yếu, giòn, dễ gãy; trẻ kém tập trung do hệ thần kinh bị tổn thương; hệ miễn dịch bị suy giảm dẫn đến nguy cơ mắc kèm nhiều bệnh lý khác.
Bên cạnh đó, suy thận mạn còn gây ra nhiều bất tiện cho cuộc sống của trẻ khi thường xuyên phải thăm khám, điều trị tại bệnh viện.
Đối với những trẻ suy thận mạn giai đoạn cuối chưa ghép thận mà được điều trị phương pháp thay thế là thận nhân tạo sẽ phải đến bệnh viện liên tục 3 - 4 lần/ tuần, khiến trẻ không thể đi học, vui chơi như các bạn cùng lứa tuổi và cũng gây gánh nặng kinh tế cho gia đình.
Bệnh viện Nhi Trung ương là đơn vị đầu tiên và là 1 trong 2 đơn vị duy nhất ghép thận trẻ em tại Việt Nam. Tính từ năm 2004 đến nay, Bệnh viện Nhi Trung ương đã thực hiện thành công 62 ca ghép thận cho trẻ em, mở ra nhiều trang mới cho cuộc đời của các bệnh nhi suy thận giai đoạn cuối. Tỷ lệ thành công sau ghép là khoảng 98,2% với độ tuổi trung bình là 13,3 tuổi.
Theo các báo cáo tại Bệnh viện Nhi Trung ương, sau ghép thận, trẻ đa phần cải thiện rõ rệt về sự phát triển thể chất, giảm tỷ lệ thiếu máu và biến chứng tim mạch sau 1 năm, 3 năm và 5 năm. Tuy nhiên, dù đã có rất nhiều khoa học kỹ thuật tiến bộ và nỗ lực của các y bác sĩ, nhưng việc ghép thận còn gặp một số khó khăn như chưa có thuốc ức chế miễn dịch tối ưu để loại trừ hoàn toàn sự thải ghép; vẫn còn một số biến chứng sau ghép như nhiễm trùng, ung thư…
Khả năng chữa khỏi bệnh suy thận ở mỗi bệnh nhi là khác nhau, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: giai đoạn, nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, cũng như khả năng đáp ứng phương pháp điều trị. Song, cha mẹ nên chủ động đưa con đi thăm khám nếu nghi ngờ trẻ mắc bệnh suy thận hoặc xuất hiện các triệu chứng bất thường. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp, trẻ sẽ có cơ hội phục hồi hoàn toàn.
Với bệnh nhi đã được chẩn đoán suy thận cấp, các bác sĩ cũng khuyến cáo cha mẹ cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị, không tự ý bỏ thuốc, không sử dụng các loại thuốc nam, thuốc bắc không rõ nguồn gốc, tránh làm tình trạng trẻ nặng hơn và chuyển từ suy thận cấp sang suy thận mạn.
-
Bí quyết giúp cai nghiện thuốc lá -
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Tăng số trẻ mắc sởi và nhập viện do biến chứng -
Tin mới y tế ngày 21/12: Người đứng đầu bệnh viện chịu trách nhiệm nếu thiếu thuốc -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong
-
1 Làm rõ quy mô đầu tư cao tốc Nha Trang - Liên Khương trị giá 25.058 tỷ đồng -
2 Liên danh CRBC - CT Group đề xuất đầu tư dự án cao tốc TP.HCM - Mộc Bài -
3 Hoàn thiện cơ chế cho trung tâm tài chính quốc tế -
4 Liên doanh Cảng Quốc tế Mỹ Thuỷ đề xuất 8 dự án tại Quảng Trị -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 21/12
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up