-
Vụ hàng trăm người ngộ độc thực phẩm: Xử phạt tiệm bánh mỳ Cô Ba Bến Đình 125 triệu đồng -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
Cấm thuốc lá mới: Bước tiến quan trọng về bảo vệ sức khỏe cộng đồng -
Bộ Y tế dự kiến điều chỉnh danh sách bệnh hiểm nghèo không cần giấy chuyển viện -
Dịch sởi tăng cao, Bộ Y tế yêu cầu kiểm soát lây nhiễm trong bệnh viện
Chủ động các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Trong tuần qua từ ngày 22/11 đến 28/11, toàn thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sởi, trong đó 23 trường hợp chưa tiêm vắc-xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc-xin phòng sởi. Số mắc sởi cộng dồn năm 2024 là 140 trường hợp, ghi nhận bệnh nhân tại 26 quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Đáng lo ngại, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh. Cụ thể, phân bố theo nhóm tuổi có 43 trường hợp dưới 9 tháng (30,7%), 21 trường hợp 9 - 11 tháng (15%), 23 trường hợp 12 - 24 tháng (16,4%), 19 trường hợp 25 - 60 tháng (13,6%), 34 trường hợp trên 60 tháng (24,3%).
Có gần 40% các trường hợp mắc bệnh do liên quan đến khả năng lây nhiễm sởi trong các bệnh viện khi khám, điều trị các bệnh khác. CDC Hà Nội nhận định, sẽ tiếp tục ghi nhận những ca bệnh trong tháng cuối năm 2024 và 3 tháng đầu năm 2025.
Tiêm vắc-xin sởi là biện pháp quan trọng để phòng, chống dịch. |
Kết quả phân tích dịch tễ học cho thấy, hầu hết bệnh nhân mắc bệnh do chưa được tiêm chủng, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ 2 mũi vắc-xin phòng bệnh.
Trước thực trạng trên, ngành Y tế Hà Nội đã đồng bộ các biện pháp nhằm phòng, chống bệnh hiệu quả.
CDC Hà Nội phối hợp với các Trung tâm Y tế quận, huyện, thị xã tổ chức thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi - rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.
Theo đó, từ ngày 14/10, toàn thành phố đã tổ chức triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng sởi - rubella cho trẻ từ 1-5 tuổi và nhân viên y tế có nguy cơ tại các cơ sở khám, chữa bệnh điều trị bệnh nhân sởi.
Kết quả cho thấy, toàn thành phố đã thực hiện rà soát được 61.590 trẻ chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin có thành phần sởi, và 3.813 trẻ có tiêm vắc-xin sống giảm độc lực trong vòng 1 tháng trước chiến dịch (đối tượng tạm hoãn tiêm chủng).
Như vậy, tổng số trẻ từ 1-5 tuổi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch năm 2024 là 57.777 trẻ. Đối với đối tượng là nhân viên y tế, tổng số nhân viên y tế chưa tiêm đủ 2 mũi vắc-xin sởi thuộc đối tượng tiêm chiến dịch là 2.367 người.
Tính đến ngày 15/11, kết quả đã tiêm được 57.903 đối tượng, trong đó có 55.640 đối tượng là trẻ 1-5 tuổi, đạt tỷ lệ 96,3% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch; 2.263 đối tượng là nhân viên y tế đạt tỷ lệ 95,6% tổng số đối tượng thuộc diện tiêm chiến dịch. Đồng thời, phối hợp với các trung tâm y tế tổ chức khoanh vùng, điều tra, xử lý các khu vực ghi nhận ca bệnh, ổ dịch sởi.
Cùng với các hoạt động chuyên môn, để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống dịch, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường các hoạt động truyền thông về phòng, chống bệnh sởi; tuyên truyền về chiến dịch sởi giúp người dân nắm bắt được tình hình dịch, ý nghĩa của việc , đúng lịch và hưởng ứng tham gia chiến dịch.
Nhằm chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, trong thời gian tới, CDC Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch sởi.
Tham mưu, đề xuất với Sở Y tế Hà Nội chỉ đạo các cơ sở y tế, bệnh viện có tiếp nhận khám, điều trị bệnh nhân sởi thực hiện tốt công tác kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng, chống lây chéo tại bệnh viện.
Chỉ đạo các đơn vị tư nhân thực hiện xét nghiệm chẩn đoán sởi trên địa bàn thành phố thực hiện báo cáo đầy đủ thông tin các trường hợp có xét nghiệm dương tính sởi cho CDC Hà Nội hoặc trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã đóng trên địa bàn để phối hợp điều tra, xử lý.
Bên cạnh đó, CDC Hà Nội cũng phối hợp với các đơn vị đẩy mạnh truyền thông về việc triển khai tiêm chủng vắc-xin phòng sởi.
Hai trẻ ngộ độc do cha mẹ nhầm lẫn lá thủy tiên thành lá hẹ
Theo tin từ Bệnh viện Nhi trung ương, tại khoa Cấp cứu và Chống độc của bệnh viện vừa cấp cứu trẻ bị ngộ độc do ăn nhầm lá hoa thủy tiên.
Trước đó, do nhầm lẫn lá thủy tiên với lá hẹ nên gia đình của hai trẻ (2 tuổi) đã sử dụng để nấu cháo với mục đích chữa ho. Sau khi ăn, cả hai trẻ xuất hiện triệu chứng đường tiêu hoá như đau bụng, nôn liên tục. Lúc này, gia đình mới nhận ra sự nhầm lẫn và lập tức đưa trẻ đến bệnh viện.
Bác sĩ Bùi Tiến Công, khoa Cấp cứu và Chống độc (Bệnh viện Nhi trung ương) cho biết, tại đây, các bệnh nhi đã được nhập viện theo dõi các chức năng sinh tồn, đồng thời được tiến hành các biện pháp thải trừ chất độc ra khỏi cơ thể bằng việc rửa dạ dày kết hợp sử dụng than hoạt tính để hấp thụ độc tố và nhuận tràng.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng bồi phụ nước, điện giải cho bệnh nhi và thực hiện các xét nghiệm để đánh giá chức năng gan, thận, tim nhằm kịp thời phát hiện các biến chứng.
Nhờ sự can thiệp tích cực của đội ngũ y bác sĩ, chỉ sau hơn một ngày điều trị, tình trạng sức khỏe của hai trẻ đã ổn định và được xuất viện an toàn.
Hoa thủy tiên có nguồn gốc từ châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Gần đây, loại cây này được du nhập vào Việt Nam. Cây thuộc chi Narcissus gồm khoảng 40 loài thực vật thân củ, thuộc họ Amaryllidaceae.
Hầu hết hoa thủy tiên là cây lâu năm, lá mọc từ củ vào mùa xuân, lá dẹt, cây có chiều cao 20cm-1,6m tùy theo loài. Hoa có hình loa kèn màu vàng, trắng, hồng có sáu cánh trung tâm là nhụy hoa. Hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi nhưng mảnh hơn.
Là loài cây cảnh đẹp nhưng theo các bác sĩ, tất cả các bộ phận của cây hoa thủy tiên đều có độc, nhất là củ. Trong thành phần của cây chứa chất Lycorine, gây ra các triệu chứng như nôn, buồn nôn, đổ mồ hôi, nhịp tim chậm.
Do đó, nếu vô tình ăn phải hoa thủy tiên với số lượng lớn có thể gây co giật, ức chế tuần hoàn, hô hấp và hôn mê. Bên cạnh đó, củ của hoa thủy tiên chứa thành phần Oxalat nếu nuốt phải có thể gây bỏng và kích ứng niêm mạc môi lưỡi, họng.
Các bác sỹ khuyến cáo, hoa thuỷ tiên có củ như hành tây, lá giống lá tỏi, lá hẹ nhưng mảnh hơn nên các gia đình phải thận trọng với người già, trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn như trường hợp nêu trên.
Sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng do nhiễm liên cầu lợn khi giết mổ
Khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam thanh niên 32 tuổi (trú tại Chương Mỹ Hà Nội), chuyển từ tuyến y tế cơ sở đến bệnh viện với chẩn đoán theo dõi sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn.
BSCKI .Trần Đình Thăng Khoa Hồi sức tích cực cho biết bệnh nhân thực hiện công việc giết mổ lợn trên một con lợn chết không rõ nguyên nhân. Sau mổ lợn 5 giờ đồng hồ bệnh nhân có xuất hiện sốt rét run, mệt mỏi, kèm theo có đau bụng, nôn nhiều.
Bệnh nhân được chỉ định vào điều trị tại Khoa Bệnh nhiệt đới điều trị trong tình trạng mệt mỏi, lơ mơ, khó thở, đau bụng vật vã và vẫn tiếp tục nôn.
Hai tiếng sau bệnh nhân xuất hiện các ban xuất huyết hoại tử trên da tăng nhanh kèm theo suy hô hấp, tụt huyết áp, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực trong tình trạng nguy kịch.
Khi vào khoa Hồi sức tích cực bệnh nhân có phù toàn thân, nhiều ban xuất huyết hoại tử toàn thân và ở mặt, suy đa phủ tạng, tổn thương gan, thận, rối loạn đông máu…
Bệnh nhân được chẩn đoán: sốc nhiễm khuẩn do liên cầu lợn, bệnh nhân được chỉ định lọc máu liên tục, kháng sinh phổ rộng liều cao và can thiệp nhiều thủ thuật chuyên sâu khác, cấy máu dương tính với vi khuẩn Streptococcus Suis .
Trong quá trình điều trị bệnh nhân xuất hiện biến chứng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, tán huyết, hoại tử da… Bệnh nhân được điều trị tích cực trong 21 ngày, tình trạng cải thiện tốt bệnh nhân ổn định ra viện trong vài ngày tới. Tuy nhiên bệnh đến viện muộn do đó để lại di chứng giảm thính lực.
Theo bác sĩ CKII. Đoàn Bình Tĩnh -Trưởng khoa Hồi sức tích cực cho hay, gần đây, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông tiếp nhận và điều trị các ca bệnh nhiễm liên cầu lợn được chuyển đến nhiều bệnh nhân vào viện trong tình trạng rất nguy kịch, suy đa phủ tạng và rối loạn đông máu nghiêm trọng đã có bệnh nhân tử vong do đưa đến viện muộn trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn suy đa tạng nặng không hồi phục. Có những bệnh nhân được chữa khỏi nhưng phải cắt bỏ những đầu ngón tay hoặc ngón chân bị hoại tử, di chứng thần kinh...
Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus Suis gây nên. Người có thể lây nhiễm và phát bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với lợn bệnh hoặc các sản phẩm từ lợn bệnh.
Liên cầu lợn có thể lây truyền sang người khi tiếp xúc với lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn qua các tổn thương trầy xước trên da của những người giết mổ, chế biến hoặc ăn thịt lợn hoặc tiết canh lợn bệnh hay lợn mang vi khuẩn nấu không chín.
Trên người, biểu hiện thường gặp nhất là viêm màng não mủ (95%) với các biểu hiện thường gặp như: sốt, nhức đầu, nôn, cứng gáy, rối loạn tri giác. 68% trường hợp viêm màng não mủ có triệu chứng ù tai, điếc tai.
Trường hợp nặng có thể tiến triển nhanh chóng thành nhiễm khuẩn huyết sốc nhiễm khuẩn, trụy mạch, tụt huyết áp, rối loạn đông máu nặng, ban xuất huyết hoại tử toàn thân, tắc mạch, suy đa phủ tạng... hôn mê và tử vong.
Để phòng tránh bệnh liên cầu lợn, các bác sỹ khuyến cáo người dân cần nấu chín thịt lợn là điều rất quan trọng. Không giết mổ lợn bệnh, chết không rõ nguyên nhân, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn.
Sử dụng các trang bị bảo hộ (găng tay) khi giết mổ, chế biến thịt lợn sống. Khi tiếp xúc với nguồn lây như lợn bệnh và sau ăn thức ăn có nguồn gốc từ lợn không đảm bảo vệ sinh mà xuất hiện các triệu chứng bệnh thì cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên sâu gần nhất để được điều trị để hạn chế các biến chứng và giảm thiểu tỉ lệ tử vong.
-
Tin mới y tế ngày 4/12: Hà Nội chủ động các biện pháp phòng, chống dịch sởi -
Bệnh nhân bị tràn khí màng phổi do nghiện thuốc lá -
Tin mới y tế ngày 3/12: Việt Nam có nguy cơ dư thừa 1,5 triệu nam giới; Nguy cơ đột quỵ khi chơi pickleball -
Bệnh tật và ô nhiễm: Hậu quả của thuốc lá có thể nhiều người chưa biết -
Hơn 13 năm mong chờ và món quà vô giá của cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn -
10 lời khuyên dinh dưỡng hướng tới sức khỏe cộng đồng bền vững -
Kinh nghiệm tăng thuế thuốc lá trên thế giới và cơ hội cho Việt Nam
- Lợi nhuận hấp dẫn, giới đầu tư "săn" căn hộ cho thuê
- Vietnam Airlines mời chào giá Gói dịch vụ Sửa chữa và đại tu động cơ phụ APU 131-9A
- Agribank thông báo thời gian giao dịch ngoài giờ hành chính cập nhật thông tin sinh trắc học và giấy tờ tùy thân
- Chung tay chăm sóc trẻ em vùng cao cùng mỹ phẩm Cocoon và UNESCO-CEP
- Bà Rịa - Vũng Tàu tinh gọn để phát triển
- Giọng hát hay Hà Nội, sức hút của một biểu tượng âm nhạc Thủ đô