
-
Phòng ngừa nguy cơ “dịch chồng dịch”
-
Bộ Y tế yêu cầu gấp rút hoàn thành hồ sơ bệnh án điện tử trong tháng 9/2025
-
Cảnh báo sự nguy hiểm của viêm màng não mô cầu
-
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm -
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm
10-20% người bệnh ung thư tử vong vì suy dinh dưỡng
Theo báo cáo từ GLOBOCAN năm 2022, tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 180.480 ca ung thư mới được phát hiện, trong khi số trường hợp tử vong lên tới 120.184. Trong bối cảnh đó, ung thư đang là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, và dự báo rằng số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong các thập kỷ tới.
![]() |
Ung thư đang là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, và dự báo rằng số ca mắc mới sẽ tiếp tục tăng đáng kể trong các thập kỷ tới. |
PGS-TS.Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học Hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết các phương pháp điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa chất và xạ trị đều có ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng ăn uống và hấp thu dinh dưỡng của người bệnh. Chán ăn, sụt cân, mệt mỏi và suy dinh dưỡng là các vấn đề rất phổ biến.
Theo thống kê, hơn 85% bệnh nhân ung thư phải đối mặt với tình trạng giảm cân hoặc suy dinh dưỡng trong suốt quá trình điều trị. Đặc biệt, khoảng 50% bệnh nhân đã bị thiếu hụt dinh dưỡng ngay từ khi mới được chẩn đoán ung thư.
Suy dinh dưỡng không chỉ tác động xấu đến chất lượng cuộc sống mà còn làm gián đoạn, giảm hiệu quả điều trị, tăng nguy cơ biến chứng và thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Các chuyên gia đều khẳng định rằng dinh dưỡng cần được chú trọng ngay từ khi bắt đầu chẩn đoán ung thư và duy trì trong suốt quá trình điều trị.
TS.Nghiêm Nguyệt Thu, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Dinh dưỡng Lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân ung thư có nguy cơ suy dinh dưỡng cao hơn so với nhiều nhóm bệnh nhân khác trong y học. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở bệnh nhân ung thư có thể dao động từ 20% đến hơn 70%, tùy thuộc vào tuổi tác, loại ung thư và giai đoạn bệnh.
Bệnh nhân mắc các loại ung thư liên quan đến ống tiêu hóa, đầu cổ, gan và phổi có nguy cơ suy dinh dưỡng cao nhất. Bệnh nhân lớn tuổi hoặc ở giai đoạn tiến xa của ung thư cũng có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn rõ rệt.
Một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là sự lan tràn của các thông tin sai lệch về chế độ ăn và thực phẩm chức năng cho bệnh nhân ung thư trên mạng xã hội.
PGS-TS.Phạm Cẩm Phương cảnh báo rằng nhiều bệnh nhân ung thư đã chi tiêu một khoản tiền lớn vào các chế độ ăn hoặc thực phẩm chức năng không có cơ sở khoa học, điều này không chỉ gây thiệt hại về tài chính mà còn làm tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn, dẫn đến suy kiệt và mất đi cơ hội điều trị.
PGS-TS.Phạm Cẩm Phương nhấn mạnh sự cần thiết phải nâng cao nhận thức về dinh dưỡng đối với cả bệnh nhân và đội ngũ y tế. Ông khuyến cáo rằng tất cả bệnh nhân ung thư cần được coi là đối tượng có nguy cơ suy dinh dưỡng.
Việc sàng lọc và phát hiện sớm tình trạng suy dinh dưỡng có thể thực hiện qua các phương tiện đơn giản như đo chiều cao, cân nặng, theo dõi tình trạng sụt cân gần đây, hoặc đánh giá các chỉ số sinh hóa trong máu như pre-albumin.
Từ đó, các phương pháp can thiệp dinh dưỡng thích hợp có thể được áp dụng, từ bổ sung dinh dưỡng qua đường miệng, qua đường tiêu hóa cho đến dinh dưỡng qua tĩnh mạch.
Để thực hiện điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bác sỹ lâm sàng, bác sỹ dinh dưỡng, tâm lý và sự tuân thủ của người bệnh cùng sự hỗ trợ từ gia đình. Việc cải thiện dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư sẽ góp phần tăng hiệu quả điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phát hiện nhồi máu não nguy hiểm từ dấu hiệu đau đầu
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Medlatec tiếp nhận bệnh nhân B.H.K (71 tuổi, Hà Nội) đến khám do bị đau đầu vùng đỉnh. Khi kiểm tra huyết áp, bác sỹ ghi nhận chỉ số huyết áp của bệnh nhân là 164/88 mmHg, cao hơn mức bình thường. Sau khi thăm khám lâm sàng, bệnh nhân được chỉ định thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu để tìm ra nguyên nhân.
Kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số đường máu và mỡ máu của bệnh nhân cao. Thêm vào đó, qua siêu âm mạch cảnh, bác sỹ phát hiện tình trạng xơ vữa động mạch gây hẹp nhẹ các mạch máu. Chụp MRI sọ não phát hiện nhồi máu não cấp tại vùng chẩm trái, kèm theo thoái hóa myelin chất trắng dưới vỏ và quanh não thất.
Với các kết quả này, bệnh nhân được chẩn đoán mắc nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu. Bệnh nhân đã được điều trị nội trú tại bệnh viện, và sau 7 ngày điều trị tích cực, ông K. đã hồi phục và không còn đau đầu.
Ths.Phạm Duy Hưng, Phó trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, nhồi máu não có thể có triệu chứng rất mờ nhạt, khiến người bệnh khó nhận ra nếu không thực hiện thăm khám chuyên sâu.
Vì vậy, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ và lưu ý đến những dấu hiệu tưởng như 'bệnh vặt' như đau đầu, chóng mặt... là rất quan trọng. Phát hiện sớm sẽ giúp điều trị kịp thời và tránh những biến chứng nguy hiểm.
Nhồi máu não là tình trạng thiếu máu cục bộ não, thường gây ra do tắc nghẽn hoặc hẹp các mạch máu nuôi não. Đây là một biến chứng tim mạch nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao.
Các nguyên nhân gây nhồi máu não bao gồm: Xơ vữa mạch máu lớn (chiếm khoảng 50%). Các nguyên nhân từ tim như bệnh hở van tim, rung nhĩ, rối loạn nhịp tim, suy tim tạo cục huyết khối đi đến não (chiếm khoảng 20%).
Tắc các mạch máu nhỏ trong não, thường gặp ở bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường (chiếm khoảng 25%). Bệnh động mạch không xơ vữa (tỷ lệ <5%). Các bệnh về máu như đông máu, bất thường bẩm sinh của mạch máu (tỷ lệ <5%).
Triệu chứng của nhồi máu não rất đa dạng và không điển hình. Một số triệu chứng bao gồm liệt mặt, nói khó, yếu hoặc liệt một tay, nửa người, đau đầu, chóng mặt, nuốt khó, buồn nôn, nôn, co giật, và có thể dẫn đến tình trạng tàn tật vĩnh viễn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhồi máu não nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như tổn thương não vĩnh viễn: Nếu máu không được cung cấp kịp thời, tế bào não sẽ chết, gây ra tổn thương não vĩnh viễn, dẫn đến liệt vận động, méo miệng, nói ngọng, suy giảm nhận thức, mất trí nhớ, giảm thị lực, và rối loạn đại tiểu tiện.
Tăng nguy cơ đột quỵ lần sau: Những người đã từng bị nhồi máu não có nguy cơ cao tái phát đột quỵ, đe dọa sức khỏe.
Tử vong: Nhồi máu não có thể dẫn đến sốc, suy đa tạng, hoặc các biến chứng nghiêm trọng như phù não, nhiễm trùng, suy tim, với nguy cơ tử vong rất cao.
Do tính chất phức tạp của bệnh lý, việc chẩn đoán và điều trị nhồi máu não cần được thực hiện tại các cơ sở y tế uy tín, với đội ngũ bác sỹ chuyên môn cao và trang thiết bị hỗ trợ chẩn đoán đầy đủ.
Suy thận tiến triển vì tin vào thuốc Nam
Tự ý bỏ điều trị bệnh thận theo đơn kê của bác sỹ và tin vào thuốc Nam đã khiến không ít bệnh nhân rơi vào tình trạng suy thận tiến triển, có người phải chạy thận nhân tạo suốt đời.
Cuối năm 2024, ông M., một bệnh nhân nam, đi khám sức khỏe định kỳ và phát hiện mắc bệnh thận mạn giai đoạn 3A, với độ lọc cầu thận (eGFR) là 59 ml/phút/1.73 m². Ông được bác sỹ kê thuốc điều trị nội khoa và hẹn tái khám theo dõi chức năng thận. Tuy nhiên, ông M. quyết định bỏ dở phác đồ điều trị của bác sỹ và tìm đến thuốc Nam.
Tin vào lời mách bảo về bài thuốc nam hiệu quả từ Bình Phước, ông đã đến gặp thầy lang, mua 90 thang thuốc đóng gói sẵn và uống mỗi ngày ba lần. Sau một thời gian ngắn, ông bắt đầu gặp phải tình trạng khó thở, phù nề và thiếu máu nghiêm trọng, phải nhập viện cấp cứu.
Bác sỹ chuyên khoa II Hồ Tấn Thông, thuộc Đơn vị Nội thận-Lọc máu, Trung tâm Khám chữa bệnh Tâm Anh, TP.HCM,cho biết, khi ông M. được tiếp nhận tại trung tâm, bệnh tình của ông đã chuyển sang giai đoạn 3B, với độ lọc cầu thận (eGFR) giảm còn 30 ml/phút. Mặc dù đã được điều trị theo phác đồ chuẩn, chỉ số eGFR của bệnh nhân vẫn không cải thiện, thậm chí có lúc chỉ còn khoảng 17 ml/phút, tiến triển đến suy thận mạn giai đoạn 4.
Khi được bác sỹ giải thích về nguy cơ nếu không điều trị đúng phác đồ, ông M. đã dừng uống thuốc nam. Tuy nhiên, tình trạng bệnh đã nghiêm trọng hơn và cơ hội phục hồi không còn như trước.
Một trường hợp khác là một phụ nữ 65 tuổi ở Đồng Nai, cũng đã phải nhập viện trong tình trạng suy thận giai đoạn cuối. Bà gặp phải các triệu chứng như khó thở, phù phổi, tăng kali, thiếu máu nghiêm trọng. Các bác sỹ đã phải thực hiện đặt catheter cấp cứu ở cổ để tiến hành chạy thận nhân tạo cứu sống bệnh nhân.
Trước đó, người bệnh đã được chẩn đoán suy thận giai đoạn 4 và điều trị nội khoa với các loại thuốc bảo tồn thận. Tuy nhiên, sau một thời gian không tái khám, bệnh nhân đã tự ý ngừng sử dụng thuốc và thay vào đó uống các loại lá cây như lá đu đủ đực, cây cỏ mực (nhọ nồi), lá trà xanh và lá cây chó đẻ, được người thân giới thiệu. Khi nhập viện, thận của bệnh nhân đã mất gần hết chức năng, không thể tự đào thải, không thể điều trị bảo tồn và phải chạy thận nhân tạo ba lần mỗi tuần.
Bác sỹ Hồ Tấn Thông cảnh báo rằng hiện nay có nhiều bài thuốc Nam được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội, với những lời quảng cáo về tác dụng "kỳ diệu" trong việc điều trị bệnh thận mà không cần chạy thận nhân tạo.
Tuy nhiên, theo hướng dẫn quốc gia về cảnh giác dược của Bộ Y tế, dù thuốc y học cổ truyền (hay thuốc Nam) đã được sử dụng lâu dài trong việc chữa bệnh, nhưng thực tế có thể dẫn đến các hiện tượng dị ứng và ngộ độc.
"Chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng các loại lá cây hay bài thuốc nam rao bán trên mạng có thể chữa bệnh thận mạn. Ngược lại, những bài thuốc này có thể chứa kali và các chất độc hại khác, khiến thận phải làm việc quá tải và làm tình trạng bệnh diễn tiến nhanh hơn," bác sỹ Thông nhấn mạnh.
Việc sử dụng thuốc Nam không rõ nguồn gốc, không có kiểm soát về liều lượng và không chế biến đúng cách có thể gây suy giảm chức năng thận, thậm chí dẫn đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Các bài thuốc này thường phải sắc (nấu) để uống, điều này khiến thận phải làm việc nhiều hơn khi cơ thể đã yếu, dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng của chức năng thận.
Bác sỹ Thông khuyến cáo người dân không nên tự ý bỏ phác đồ điều trị của bác sỹ chỉ vì tin vào những lời đồn đại về tác dụng của thuốc nam.
Mỗi bệnh nhân thận cần được điều trị theo phác đồ chuyên biệt, tùy thuộc vào diễn tiến bệnh và tình trạng sức khỏe cụ thể. Các bác sỹ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với từng giai đoạn của bệnh và tư vấn chế độ dinh dưỡng cũng như các phương pháp điều trị bổ sung.
Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần tuân thủ việc tái khám thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời. Việc chữa trị bệnh thận mạn cần có sự phối hợp giữa bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ dinh dưỡng và người bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu.

-
Tin mới y tế ngày 6/4: Nhiều người bệnh ung thư tử vong vì suy dinh dưỡng -
Giám sát chặt chẽ và đôn đốc tiến độ tiêm vắc-xin sởi -
Hà Nội công khai các cơ sở, cá nhân bị phạt vi phạm về an toàn thực phẩm -
Cảnh giác với thực phẩm chức năng chứa chất cấm -
Khách quốc tế đến Việt Nam và mang theo thuốc lá mới sẽ bị xử trí ra sao? -
“Bỏ túi” cách bảo vệ sức khỏe tiết kiệm mà hiệu quả nhất dành cho gia đình 6 người -
Tin mới y tế ngày 4/4: Theo dõi chặt chẽ các ca bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Liên bang Nga
-
1 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
2 Sân bay Gia Bình sẽ có công suất lên tới 5 triệu hành khách/năm trong thời kỳ 2021-2030
-
3 Ba kịch bản của ngành bất động sản Việt Nam khi Mỹ áp thuế 46%
-
4 Triệu tập kỳ họp thứ 9 Quốc hội khoá XV: Sửa Hiến pháp và 13 luật để tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy
-
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 6/4
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển