-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản
Cổng thống kê trực tuyến Statista (www.statista.com) đã đưa ra bảng xếp hạng những công ty mới khởi nghiệp (startup) trên toàn cầu được các hãng đầu tư vốn mạo hiểm đánh giá là giá trị nhất thế giới, tính theo số liệu đến tháng 12/2016. Cụ thể, đến tháng 12/2016, Uber có giá trị cao nhất, đạt 68 tỷ USD. Năm ngoái, Uber cũng đạt vị trí số 1 này, với giá trị đạt khoảng 50 tỷ USD.
Trong số 10 startup, có 6 công ty đến từ Mỹ, 4 công ty từ Trung Quốc và 1 công ty đến từ Ấn Độ.
1. Uber – 68 tỷ USD
Travis Kalanick và Garrett Camp đã sáng lập ra UberCab năm 2009. Công ty chính thức ra ứng dụng di động và dịch vụ chia sẻ xe tại San Francisco năm 2011 và đổi tên thành Uber. Chỉ trong vài năm, Uber đã mở rộng dịch vụ đến hơn 390 thành phố trên toàn thế giới.
Công ty đã đạt doanh thu kỷ lục hơn 400 triệu USD năm 2014. Uber Technologies Inc đã hoàn thành vòng gây vốn mới vào tháng 7/2015 và lúc đó họ đạt giá trị gần 51 tỷ USD.
Câu chuyện thành công của Uber đã dẫn đến sự ra đời của rất nhiều đối thủ như Lyft và sự phản đối của ngành công nghiệp taxi cũng như các nhà quản lý. Dịch vụ này bị cấm ở một số khu vực do lo ngại về an toàn.
Tuy nhiên, giá trị Uber gia tăng nhanh chóng đã phản ánh sức tăng trưởng mạnh mẽ cũng như sự phổ biến của dịch vụ này.
2. Xiaomi – 46 tỷ USD
Xiaomi Corp., có trụ sở tại Bắc Kinh, là startup giá trị thứ 2 thế giới. Xiaomi là nhà sản xuất smartphone lớn thứ 4 thế giới, sau Samsung, Apple, và Huawei. Công ty chuyên thiết kế, phát triển và bán smartphone, ứng dụng di động và các đồ điện tử liên quan.
Hãng đã đạt mức tăng trưởng 30% trong năm 2015 và có mặt mạnh mẽ ở Trung Quốc, Ấn Độ, Đông Nam Á.
Xiaomi được Kỷ lục thế giới Guinness ghi nhận khi bán trên 2 triệu điện thoại online trong 24 giờ, khi đưa ra nhiều chiết khấu vào ngày sinh nhật lần thứ 5 (6/4/2015).
Các nhà phê bình nói điện thoại mà tablet của Xiaomi rất giống với của Apple. Ngoài ra, Lei Jun, chủ tịch Xiaomi, người giàu thứ 5 Trung Quốc, rất giống với hình ảnh Steve Jobs và được xem là “bản sao của Steve Jobs”.
Xiaomi đã gây được 1,1 tỷ USD trong năm 2015, đạt giá trị 46 tỷ USD. Đây là sự tăng trưởng mạnh từ việc công ty chỉ mới có giá trị 4 tỷ USD vào tháng 6/2012.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, giá trị này có thể không bền vững. Với nền kinh tế đang chững lại ở Trung Quốc, Xiaomi có thể sẽ bỏ lỡ các mục tiêu.
3. Didi Chungxing – 33 tỷ USD
Didi Kuaidi (còn gọi là Didi Chuxing) là đối thủ của Uber, công ty chia sẻ xe lớn nhất Trung Quốc. Thành lập năm 2015, Didi Chuxing là kết quả của vụ sáp nhập hai hãng taxi lớn nhất Didi Dache và Kuaidi Dache.
Đặt trụ sở tại Bắc Kinh và được hai công ty internet lớn nhất Trung Quốc Alibaba và Tencent chống lưng, đây là đối thủ lớn nhất của Uber.
Didi Kuaidi đã gây được 3 tỷ USD từ các nhà đầu tư vào tháng 9/2015, và hiện có giá trị là 33 tỷ USD.
4. Airbnb – 30 tỷ USD
Thành lập năm 2008, Airbnb là một website xã hội, kết nối những người cần thuê nhà với những người đang có nhà cho thuê. Họ hoạt động ở hơn 34.000 thành phố vào 190 quốc gia. Airbnb do Brian Chesky, Joe Gebbia, và Nathan Blecharczyk ở San Francisco sáng lập.
Giá trị của Airbnb đang gia tăng mạnh trong mấy năm qua. Airbnb đã gọi được một vòng vốn mới vào tháng 11/2015, và từ đó đến nay giá trị công ty đã đạt 30 tỷ USD, vượt qua giá trị thị trường của các chuỗi khách sạn nổi tiếng như Hilton, Marriott và Starwood.
5. Palantir – 20 tỷ USD
Palantir Technologies, Inc là một công ty dịch vụ và phần mềm tư nhân Mỹ, chuyên về phân tích dữ liệu. Phần mềm của công ty được các cơ quan chính phủ sử dụng, như CIA và FBI để nhìn nhận ra mối quan hệ giữa các khối lượng dữ liệu lớn.
Palantir nổi tiếng vì đã giúp chính phủ Mỹ theo dõi lãnh đạo al-Qaeda là Osama bin Laden.
Được thành lập năm 2004 bởi 5 đối tác, và hiện Plantir được CEO Alex Karp điều hành. Alex Karp không hề có nền tảng gì về công nghệ. Ông có bằng tiến sỹ về lý thuyết xã hội tân cổ điển.
Gần đây, Palantir đã gọi vốn được 20,3 tỷ USD, tăng từ mức 15 tỷ USD năm 2014. Giá trị mới này đưa Palantir trở thành startup có giá trị thứ 5 thế giới.
Đây là một trong những công ty tư nhân lớn nhất ở Palo Alto, California, với hơn 2.000 nhân viên. Palantir vẫn muốn duy trì hình thức công ty tư nhân, và sẽ không trở thành công ty cổ phần.
6. Lufax - 18.5 tỷ USD
Lufax có tên đầy đủ là Shanghai Lujiazui International Financial Asset Exchange Co., Ltd., là một công ty tài chính trực tuyến có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.
Lufax thành lập vào tháng 9/2011 và là nhà cho vay ngang hàng P2P (Peer-to-Peer) lớn thứ hai ở Trung Quốc. Đây là dịch vụ kết nối giữa những người có tiền mặt và những người đang cần vay vốn để đầu tư, Lufax đóng vai trò như một người trung gian. Với mỗi một khoản vay, Lufax sẽ tính một mức phí 4% trên tổng số tiền.
Startup này còn có một mạng lưới liên kết giữa các quỹ đầu tư, bảo hiểm và các nhà tư vấn tài chính giúp cho mọi giao dịch được thực hiện minh bạch và an toàn nhất. Tính đến đầu năm 2015, đã có 10 triệu người dùng đăng ký dịch vụ của Lufax.
Các nhà đầu tư đồng ý bỏ tiền vào Lufax bao gồm BlackPine Private Equity Partners, CDH Investments và bộ phận đầu tư cổ phần tư nhân của tập đoàn China International Capital Corp.
7. Meituan-Dianping – 18,3 tỷ USD
Meituan-Dianping là website mua bán theo nhóm lớn nhất của Trung Quốc. Các dịch vụ của họ tương tự như Groupon và Yelp của Mỹ.
Công ty được thành lập sau thương vụ sáp nhập của 2 startup đối thủ Meituan và Dianping vào tháng 10/2015. Họ đã có 150 triệu người dùng hàng tháng và tổng số giao dịch đạt 25,8 tỷ USD vào năm 2015.
Với đợt gây quỹ lớn nhất trong tháng 1/2016, giá trị của Meituan-Dianping đạt 18,3 tỷ USD.
8. Snapchat – 17,8 tỷ USD
Snapchat là ứng dụng nhắn tin video do Evan Spiegel, Bobby Murphy, và Reggie Brown Poster sáng lập, khi họ còn là sinh viên ở trường Đại học Stanford.
So với Twitter và Facebook, Snapchat được xem là thân thiện với người dùng, đặc biệt với những người mới dùng ứng dụng. Snapchat rất phổ biến với giới trẻ, đạt 100 triệu người mỗi ngày.
Doanh thu hàng năm của Snapchat là gần 200 triệu USD, còn ít hơn so với doanh thu của các startup công nghệ khác. Tuy nhiên, Snapchat là nền tảng quảng cáo hấp dẫn với những tên tuổi lớn như PepsiCo, Budweiser, và Amazon.com.
Tuy vậy, theo các chuyên gia, Snapchat cần bán thêm nhiều quảng cáo nữa cho các khách hàng vừa và nhỏ.
9. WeWork – 16,9 tỷ USD
Startup chia sẻ văn phòng làm việc WeWork hoạt động ở trên 20 thành phố tại Bắc Mỹ, châu Âu và Israel. Khách hàng của WeWork chủ yếu là các startup, những người làm việc tự do và các doanh nghiệp nhỏ trả phí hàng tháng để có không gian làm việc tại một hoặc nhiều địa điểm.
Hồi tháng 3/2016, WeWork hoàn thành đợt gây quỹ và đưa giá trị công ty lên gần 17 tỷ USD. WeWork được Adam Neumann và Miguel McKelvey sáng lập năm 2010 và có trụ sở tại thành phố New York.
Đó là một trong những “công ty sáng tạo nhất” do tạp chí Fast Company bình chọn.
10. Flipkart – 15 tỷ USD
Flipkart là công ty thương mại điện tử lớn nhất Ấn Độ. Được thành lập năm 2007 bởi Sachin Bansal và Binny Bansal, cả hai đều làm việc cho Amazon.com và đã rời khỏi Amazon để tạo ra nền tảng thương mại điện tử riêng của họ.
Flipkart Internet Pvt đã gây được 550 triệu USD vào tháng 5/2015, đưa giá trị startup này lên khoảng 15 tỷ USD.
Flipkart bán được hơn 6 tỷ USD hàng hóa trong năm 2015. Ba quỹ đầu tư đã rót vốn vào Flipkart đã hạ thấp hơn 20% giá trị công ty vào hồi tháng Ba, vì thực tế nhiều người Ấn Độ đang tiếp cận với Internet, song chỉ một số phần trăm nhỏ mua sắm online. Điều này đang đặt ra áp lực sáng tạo lên Flipkart.
-
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO -
Cảng Chu Lai mở tuyến hàng hải trực tiếp tới Mỹ -
TP.HCM xin Thủ tướng cơ chế xóa nợ quá hạn cho doanh nghiệp phá sản -
Cập nhật giá đơn vị Quỹ liên kết đơn vị của AIA Việt Nam ngày 20/11/2024 -
MobiFone vào danh sách nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025
- Ấm lòng lễ tri ân của CT Group đến các thầy cô giáo
- Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
- AZB - Hành trình kiến tạo "Nơi làm việc tốt nhất châu Á 2024"