
-
Lãi suất ổn định ở mức thấp, ngân hàng nỗ lực kích cầu tín dụng
-
Ông Nguyễn Thanh Nhung được bổ nhiệm quyền Tổng giám đốc Sacombank
-
Vàng tăng mạnh trở lại khi USD suy yếu
-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI
-
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE
![]() |
TPBank là một trong những ngân hàng có nợ xấu thấp nhất hệ thống |
Đặt mục tiêu xóa sạch nợ tại Công ty Quản lý Tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) vào cuối năm 2019, tuy nhiên, TPBank đã hoàn thành việc này sớm hơn so với kế hoạch ban đầu. Theo thông báo mới nhất, TPBank đã mua tại toàn bộ trái phiếu đặc biệt (nợ xấu) đã bán cho VAMC để chủ động xử lý, đồng thời trích lập dự phòng rủi ro toàn bộ lượng nợ xấu này.
Trước đó, dư nợ gốc mà TPBank đã bán cho VAMC lũy kế khoảng 1.150 tỷ đồng. Hàng năm, ngân hàng thực hiện việc mua lại trái phiếu VAMC trước hạn theo khả năng tài chính của mình. Riêng trong năm 2019, TPBank đã trích đủ dự phòng và mua lại toàn bộ 756,5 tỷ đồng danh mục trái phiếu còn lại.
Tháng 10/2013, VAMC nhận mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhưng không trả bằng tiền mặt mà bằng trái phiếu đặc biệt với kì hạn 5 năm. Thay vì phải trích lập dự phòng rủi ro toàn bộ ngay cho những khoản nợ xấu, tổ chức tín dụng được cơ chế trích lập dự phòng mỗi năm 20% trong 5 năm.
Việc mua lại toàn bộ nợ xấu tại VAMC, đòi hỏi TPBank phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung trong năm nay hơn 400 tỷ đồng, nhưng sẽ giúp TPBank giảm áp lực trích lập dự phòng rủi ro trong các năm tới, xóa hoàn toàn số dư nợ xấu đã bán cho VAMC, đưa số liệu nợ xấu của ngân hàng về đúng thực chất. Động thái này cũng cho thấy những tín hiệu tích cực về nguồn lực tài chính và tình hình kinh doanh khả quan của ngân hàng, dù trích thêm dự phòng nhưng vẫn vượt kế hoạch lợi nhuận đề ra.
Trái phiếu VAMC trước khi được xóa bỏ ra khỏi bảng cân đối kế toán của TPBank được coi là tài sản tồn đọng của ngân hàng. Trong thời gian kể từ khi bắt đầu ghi nhận nội bảng số tài sản tồn đọng trên, TPBank đã từng bước cho thấy việc cơ cấu danh mục cho vay của Ngân hàng đã được cải thiện đáng kể về mặt quản trị rủi ro.
Đại diện TPBank cho biết, tính đến hết tháng 7/2019, lợi nhuận trước thuế của TPBank đạt 1.888 tỷ đồng, hoàn thành gần 60% kế hoạch lợi nhuận năm 2019. Mức lợi nhuận này được ghi nhận sau khi ngân hàng trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định, trong đó bao gồm cả việc trích bổ sung để mua lại toàn bộ 756,5 tỷ đồng trái phiếu đặc biệt VAMC. Tỷ lệ nợ xấu vẫn được ngân hàng kiểm soát tốt, dưới mức chỉ tiêu đưa ra từ đầu năm.

-
Thúc đẩy báo cáo phát triển bền vững ngành ngân hàng nhờ AI -
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo không phải là "ưu ái" cho ngân hàng -
VietABank nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HOSE -
Vàng quốc tế đi ngang, giá vàng SJC cao hơn thế giới gần 18 triệu đồng/lượng -
Lấp khoảng trống pháp lý trong xử lý nợ xấu -
Agribank sát cánh cùng doanh nghiệp tư nhân -
Trình Quốc hội luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo, Ngân hàng Nhà nước được “quyết” cho vay đặc biệt
-
Vietnam Airlines và FPT tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện
-
Đà Nẵng bắt tay BIDV phát triển tài chính xanh và công nghệ
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Năng lượng - Dầu khí
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả 2025 ngành Dược - Thiết bị y tế
-
Bùng nổ giao dịch: Newhome Việt Nam phân phối chiến lược Yên Bình Complex, chốt 240 căn trong ngày đầu tiên
-
Chương trình Đổi mới và Phát triển Sản phẩm: Hành trình kết nối khán giả trong kỷ nguyên số