Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Tư, Ngày 27 tháng 11 năm 2024,
TP.HCM đấu giá đất thử nghiệm ở Thủ Thiêm: Chọn điểm nóng để phá băng nỗi sợ
Ngô Sơn - 16/09/2019 10:00
 
Có lẽ, chính quyền TP.HCM đã đặt mình vào thế phải đối diện với những thách thức lớn và nhạy cảm nhất khi quyết định chọn đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm đưa ra đấu giá công khai.
Nghe bài viết này tại đây :
.
đấu giá đất có sạch, nhưng chỉ một chút sơ sểnh, một “động tác lạ” trong thẩm định năng lực doanh nghiệp tham gia đấu giá, thì mọi sự sẽ tan, niềm tin sẽ đổ theo hiệu ứng domino..

Ở thế đó, nếu chính quyền TP.HCM giải tỏa được các thách thức, thì những chuyện còn lại, không riêng ở Thủ Thiêm, mà trên phạm vi toàn Thành phố, sẽ chỉ còn là “chuyện nhỏ” - như câu cửa miệng của người dân Sài Gòn trước mọi vấn đề dù khó hay dễ.

Nhạy cảm bởi đến giờ này, dù Thanh tra Chính phủ đã kết luận và các cơ quan chức năng đã xử lý hàng loạt quan chức sai phạm liên quan việc định giá sai, giao đất gây thất thoát, chỉ định thầu, thì vẫn còn hàng trăm, hàng ngàn con mắt, đôi tai từ không chỉ người dân, mà cả cơ quan chức năng đang soi xét từng tấc đất ở đây. Chính vì vậy, dù đấu giá đất có sạch, nhưng chỉ một chút sơ sểnh, một “động tác lạ” trong thẩm định năng lực doanh nghiệp tham gia đấu giá, thì mọi sự sẽ tan, niềm tin sẽ đổ theo hiệu ứng domino.

Cuộc đấu giá đất, nhưng cũng là cuộc thử lửa lòng người với chính những cán bộ đang làm việc tại cơ quan công quyền của Thành phố.

Còn nhớ, vào tháng 4/2019, khi “củi lửa” vẫn còn bừng bừng ở Thủ Thiêm nói riêng và toàn Thành phố nói chung, tại Hội nghị Gặp gỡ giữa lãnh đạo TP.HCM với các doanh nghiệp bất động sản, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến đã phải thốt lên, chính quyền thành phố rất áp lực với việc xử lý những sai phạm liên quan đến đất đai. Lãnh đạo TP.HCM cũng không thể phủ nhận tình trạng hàng loạt công chức các cơ quan công quyền bỗng nhiên sợ trách nhiệm đến mức… không dám ký, không dám làm việc.

Trong tình huống đó, thông thường, người ta sẽ chọn nơi dễ, nơi yên ổn nhất để làm. Do vậy, việc chọn Thủ Thiêm để phá băng nỗi sợ “không định lượng” của cán bộ, là một cuộc thử lửa không chỉ về trách nhiệm, chuyên môn, mà cả tư cách đạo đức, bởi mỗi tấc đất tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm là “tấc vàng” khi nơi đây định hướng sẽ là trung tâm lớn thứ 2 của TP.HCM. Chỉ cần phết phẩy đôi chút là trong tíc tắc, cán bộ thực thi việc thẩm định năng lực, mở thầu… sẽ “ăn đủ”.

Nhưng chính quyền Thành phố đã nhìn xa hơn. Đấu giá thành công 4 lô đất Thủ Thiêm sẽ là bàn đạp để mở toang cánh cửa, khơi thông dòng chảy thị trường bất động sản ách tắc lâu nay. Ách tắc tới mức, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM liên tục kiến nghị UBND Thành phố và Thanh tra Chính phủ xem xét, giải quyết hợp tình, hợp lý hơn 100 dự án đang bị “đóng băng” chờ rà soát, thanh tra, vì quá trình thanh tra càng kéo dài sẽ càng bất lợi cho doanh nghiệp về chi phí vốn, lãi vay và mất cơ hội kinh doanh. Điều này dẫn đến số lượng dự án đưa ra thị trường bị sụt giảm, bất lợi cho người mua nhà về việc lựa chọn sản phẩm ưng ý.

Khơi thông dòng chảy vốn vào thị trường còn giúp Thành phố thu về nguồn ngân sách không nhỏ trước áp lực chỉ tiêu 1.000 tỷ đồng/ngày mà Trung ương giao. Chính Phó chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến cũng nhìn thấy điều này từ tháng 4/2019.

Và điều xưa nay chưa thấy trong bất kỳ thông báo bán đấu giá nào của Thành phố chính là thông điệp “Đấu từng lô để rút kinh nghiệm” được nhấn mạnh trong văn bản thông báo chấp thuận bán đấu giá 4/15 lô đất. Có nghĩa, không những chọn điểm nóng nhất để phá băng, mà chính quyền TP.HCM còn cẩn trọng đến tiểu tiết.

Đấu từng lô thay vì cả cụm, nhà đầu tư thua phiên đầu vẫn còn cơ hội ở các phiên sau. Đó cũng là cánh cửa mở ra cơ hội rất rộng cho nhà đầu tư.

Ai sẽ chịu trách nhiệm cho những sai phạm ở Thủ Thiêm?
Liên quan đến vấn đề trách nhiệm đối với những sai phạm kéo dài tại dự án Khu đô thị mới Thủ Thiêm, tại cuộc họp báo diễn ra chiều ngày...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư