Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Sáu, Ngày 22 tháng 11 năm 2024,
TP.HCM muốn vay lại 29.885,25 tỷ đồng của Chính phủ để làm Metro số 2
Gia Huy - 08/12/2019 18:59
 
UBND TP.HCM có tờ trình gửi HĐND TP về việc muốn vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ khoản vay 962,61 triệu USD và 300,72 triệu EUR, tương đương 29,885, 25 tỷ đồng hoặc 1.305,43 triệu USD để đầu tư dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (Metro số 2) TP.HCM tuyến Bến Thành - Tham Lương.
Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.
Tuyến Metro số 2 Bến Thành - Tham Lương.

Cụ thể, tờ trình số 5024/TTr-UBND gửi HĐND nêu rõ ngày 14/11/2019 UBND TP đã ban hành Quyết định số 4880/QĐ-UBND về duyệt điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng tuyến tàu điệm ngầm số 2 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Tham Lương. Theo đó, tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án là 47.890,84 tỷ đồng, tương đương 2.093,59 triệu USD.

Trong đó, vốn vay ODA là 37.486,97 tỷ đồng, tương đương khoảng 1.638,01 triệu USD. Vốn đối ứng là 10.403,87 tỷ đồng tương đương 455,58 triệu USD.

Trong đó, ngân sách Trung ương cấp phát vốn vay nước ngoài cho Ngân sách TP.HCM để xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt và chi khác. Ngân sách TP.HCM vay lại từ phần vốn vay nước ngoài để chi trả cho hạng mục liên quan đến việc khai thác, vận hành kinh doanh vận tải (bao gồm đầu máy toa xe; chi phí mua sắm, lắp đặt và dự phòng thiết bị tại nhà ga như hệ thống thiết bị bán vé, kiếm soát vé, toàn bộ chi phí trang thiếp bị trong depot thuộc công nghiệ sửa chữa, chuẩn bị các đoàn tàu đô thị, chi phí đào tạo nhân lực quản lý, vận hành, sửa chữa)…

Để thực thiện việc xác định giá trị cho vay lại. UBND TP cho biết trong tờ trình gửi HĐND TP với nội dung căn cứ các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ ngành về cơ chế tài chính của dự án như trên, giá trị cấp phát và vay lại được đề xuất căn cứ theo số liệu đã giải ngân thực tế đến thời điểm hiện nay và kế hoạch giải ngân dự kiến của từng hạng mục trong dự án đến ngày đóng các Hiệp định vay đã ký. Phần vốn hủy sau khi đóng các Hiệp định vay đã ký sẽ được nhà tài trợ cân đối các khoản vay bổ sung. Do vậy, phần vốn bổ sung được đề xuất vay lại toàn bộ.

Cụ thể, đối với các hiện định vay đã ký. Khoản vay 1 của ADB, khoản vay đã đóng và toàn bộ hạng mục đã giải ngân sử dụng cho hạng mục tư vấn, xây lắp và tài chính, do vậy khoản vay đã giải ngân được áp dụng cơ chế cấp phát.

Khoản vay 2 của ADB và khoản vay của EIB, khoản vay sẽ đóng vào tháng 12 năm 2020. Dự kiến từ nay đến năm 2020, các khoản vay sẽ được chỉ cho các hạng mục xây lắp, do vậy các khoản vay được áp dụng cơ chế cấp phát.

Khoản vay 1 và 2 của KFW, hiện hai khoản vay đã được gia hạn dến năm 2020 và dự kiến đã được gia hạn tiếp tục đến khi hoàn thành dự án. Do vậy, hai khoản vay được đề xuất áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát một phần, một phần cho vay lại đối với các hạng mục đã được Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn.Thời gian dự kiến giải ngân vay lại từ năm 2021.

Đối với các khoản vay bồ sung, áp dụng cơ chế cho vay lại toàn bộ và dự kiến sẽ bắt đầu sử dụng từ năm 2021 đến khi hoàn thành dự án.

Bao gồm khoản vay bổ sung của ADB. Nhà tài trợ cam kết bổ sung vốn theo biên bản ghi nhớ (MOU) của đoàn chương trình quốc gia Ngân hàng ADB về tài trợ cho Việt Nam giai đoạn 2020-2022, tổng giá trị tài trợ bổ sung lên tới 1 tỷ USD. Dự kiến áp dụng các điều kiện vay của khoản vay 2 đã ký cho khoản vay bổ sung.

Khoản vay bổ sung của KFW. Nhà tài trợ đã có thư Fax ngày 2/4/2019 gửi UBND TP thao báo cam kết bố trí 300 triệu EUR cho dự án.

Chính vì vậy, căn cứ báo cáo kết quả thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn điều chỉnh tăng vốn mức đầu tư của dự án , cơ chế tài chính trong nước của dự án được thực hiện theo Công văn số 2152/VPCP-KTTH ngày 3/4/2012 của Văn phòng Chính phủ; trên cơ sở số liệu chi tiết cho từng hạng mục gói thầu, tỷ giá và giá trị quy đổi tương đương được thể hiện trong Hồ sơ trình điều chỉnh dự án và Báo cáo thẩm định nội bộ của Ban quản lý Đường đắc đô thị, giá trị phần vốn cấp phát và vay lại của dự án được xác định.

Vốn cấp phát 332,57 triệu USD tương đương 7.601,72 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng ADB từ khoản vay 1 và 2 đã ký là 120,93 triệu USD tương đường 2.752,15 tỷ đồng. Ngân hàng EIB là 30,95 triệu USD tương đương 708,63 tỷ đồng hoặc 27,15 triệu EUR. Ngân hàng KFW 180,69 triệu USD tương đương 4.140,94 tỷ đồng hoặc 158,50 triệu EUR.

Vốn vay lại là 962,61 triệu USD và 300,72 triệu EUR, tương đương 29.885,25 tỷ đồng hoặc 1.305,43 triệu USD.

Trong đó khoản vay bổ sung từ Ngân hàng ADB là 962,61 triệu EUR, tương đương 7.848,19 tỷ đồng hoặc 342,82 triệu USD. Trong đó khoản vay 1 và 2 đã ký 82,25 triệu EUR, tương đương 2.146,63 tỷ đồng hoặc 93,77 triệu USD. Khoản vay bổ sung 218,47 triệu EUR, tương đương 5.701,56 tỷ đồng hoặc 249,05 triệu USD.

Đối với hạn mức và khả năng trả nợ của ngân sách TP. Hạn mức dư nợ vay năm 2020 theo dự thảo phương án bội chi và vay, trả nợ của ngân sách địa phương năm 2020 do Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt cho từng địa phương, dự kiến hạn mức dư nợ vay mức vay của ngân sách TP.HCM năm 2020 là mức dư nợ vay tối đa của ngân sách TP là 67.939,164 tỷ đồng. Tổng mức vay của TP là 14.190,9 tỷ đồng (đã bao gồm vốn vay của dự án Xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên).

Dự kiến, mức dư nợ của ngân sách TP đến thời điểm ngày 31/12/2020 là 31.155,079 tỷ đồng, mức dư nợ trên đảm bảo trong thời hạn cho phép của Nghị quyết số 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 của Quốc Hội.

Chính vì vậy UBND TP.HCM trình HĐND TP chấp thuận chủ trương cho phép UBND TP vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ để đầu tư dự án Xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 của TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên.

Cụ thể,phương án vay lại là UBND TP vay lại 962,61 triệu USD và 300,72 triệu EUR tương đương 29.885,25 tỷ đồng (bao gồm vốn vay lại theo đúng hạng mực đã được xác định trong tổng mức đầu tư được phê duyệt tại Quyết định số 4474/QĐ-UBND ngày 11/10/2010, Quyết định số 2759/QĐ-UBND ngày 31/5/2013 và vay lại 100% vốn ODA bổ sung trong tổng mức đầu tư điều chỉnh của dự án được phê duyệt tại Quyết định số 4880/QĐ-UBND ngày 14/11/2019 của UBND TP).

Nguồn trả nợ UBND TP bố trí ngân sách TP hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

Giao UBND TP chỉ đạo các cơ quan có liên quan phối hợp để thực hiện thủ tục vay và tổ chức triển khai vau vốn theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

UBND TP sẽ tổng hợp tình hình vay, trả nợ của dự án vào kế hoạch vay trả nợ của TP hằng năm, trình HĐND TP xem xét, phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 93/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ. 

Tập trung mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ 2 tuyến Metro số 1 và số 2
Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng phải quán triệt, nhận thức sâu sắc các dự án đường sắt đô thị là dự án...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư