Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 02 tháng 05 năm 2024,
TP.HCM: Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trong năm 2024 do gián đoạn cung ứng vắc xin
Hoài Sương - 31/03/2024 09:21
 
Theo Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2024, các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng như: Sởi, bạch hầu, ho gà… có nguy cơ xảy ra dịch do tình hình gián đoạn cung ứng vắc xin trong năm 2022-2023.

Nguy cơ bùng phát dịch bệnh

Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản về việc tham mưu UBND TP.HCM ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 trên địa bàn Thành phố.

Theo Sở Y tế, hầu hết các chỉ tiêu kế hoạch năm 2023 đều đạt, trừ một số ít chỉ tiêu không đạt là tỷ lệ mắc/100.000 dân của bệnh tay chân miệng (theo kế hoạch là dưới 100 ca nhưng kết quả là 490 ca).

Trong năm 2024, TP.HCM đặt mục tiêu giảm tối đa tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, hạn chế tối đa nguy cơ dịch bệnh bùng phát và chủ động ứng phó với các đại dịch…

Tuy nhiên, theo dự báo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm năm 2024 của Sở Y tế TP.HCM, với bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng vẫn diễn biến theo chu kỳ hàng năm nhưng có thể xuất hiện các ổ dịch lan rộng nếu phát hiện chậm trễ hoặc xử lý các yếu tố nguy cơ không triệt để.

Đặc biệt, các bệnh truyền nhiễm trong tiêm chủng mở rộng như: Sởi, bạch hầu, ho gà… có nguy cơ xảy ra dịch do tình hình gián đoạn cung ứng vắc xin trong năm 2022-2023.

Theo Sở Y tế, bệnh Mpox vẫn là mối nguy cơ lớn với người dân TP.HCM khi đã có ca mắc nội địa và tỷ lệ tử vong khá cao so với thế giới. Bên cạnh đó, các bệnh xâm nhập, bệnh mới nổi vẫn có thể xuất hiện tại TP.HCM từ đường không, đường thủy và đường bộ.

TP.HCM có nguy cơ bùng phát bệnh truyền nhiễm do gián đoạn cung ứng vắc xin trong năm 2022-2023.

Còn nhiều khó khăn

Theo Sở Y tế, dân số đông, biến động dân cư cơ học cao, khí hậu nóng ẩm là những điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lưu hành và có khả năng phát triển thành dịch. TP.HCM còn có Cảng hàng không quốc tế lớn nhất nước và có nhiều cảng hàng hải là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ nước ngoài có thể xâm nhập vào nội địa.

Không những thế, việc tổ chức tiêm chủng phòng bệnh tại TP.HCM phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung ứng vắc xin của Trung ương. Do vậy, tình hình gián đoạn cung ứng vắc xin tiêm chủng mở rộng trong năm vừa qua dẫn đến nguy cơ xảy ra dịch tại TP.HCM trong năm 2024 và các năm tới.

Hiện công tác quản lý đối tượng chủ yếu dựa trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia. Trong năm 2023, Hệ thống này thực hiện nâng cấp, thay đổi về phân cấp quản lý, giới hạn quyền truy cập và các mẫu báo cáo… tuy nhiên, vẫn chưa ổn định dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý đối tượng, kết quả tiêm.

Ngoài ra, phần mềm báo cáo trực tuyến bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tế đã được khôi phục sau một thời gian không hoạt động nhưng vẫn còn một số lỗi khi đăng nhập và sử dụng. Do đó, việc báo cáo các trường hợp bệnh còn chậm trễ ở một số thời điểm.

Do đó, theo Sở Y tế, TP.HCM cần có cả giải pháp cả về tổ chức, chỉ đạo điều hành và giải pháp chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, cần kiểm soát bệnh truyền nhiễm xâm nhập tại các cửa khẩu; giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch để kịp thời kiểm soát lây lan trong cộng đồng; tổ chức tiêm chủng theo hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế; ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm...

Do đó, theo Sở Y tế, TP.HCM cần có cả giải pháp cả về tổ chức, chỉ đạo điều hành và giải pháp chuyên môn kỹ thuật. Trong đó, cần kiểm soát bệnh truyền nhiễm xâm nhập tại các cửa khẩu; giám sát, phát hiện sớm ca bệnh, ổ dịch để kịp thời kiểm soát lây lan trong cộng đồng; tổ chức tiêm chủng theo hướng dẫn, quy định của Bộ Y tế; ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm…

Khi nào người dân cần tìm tới các bác sĩ chuyên khoa thần kinh?
Bác sĩ Trần Đình Văn, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khuyến cáo các dấu hiệu người dân cần đi khám sức khỏe liên quan đến bệnh lý thần...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư