-
TP.HCM: Hơn 30% trẻ từ 1-5 tuổi chưa tiêm đủ mũi được tiêm vắc-xin sởi -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn
Theo số liệu từ HCDC, trong tuần 34 (19-25/8/2024) TP.HCM ghi nhận 85 ca sốt phát ban nghi sởi sống tại TP.HCM. Trong đó, 20 ca dương tính (23,5%), 44 ca không lấy mẫu (51,8%), 17 ca chưa có kết quả (20,0%) và 4 ca âm tính (4,7%).
Tổng số ca sốt phát ban nghi sởi tích lũy từ đầu năm đến nay là 525 ca. Cụ thể có 209 ca dương tính (39,8%), 164 ca không lấy mẫu (31,2%), 2 ca có kết quả xét nghiệm không xác định (0,4%), 23 ca chưa có kết quả (4,4%), 127 ca âm tính (24,2%) và 3 ca tử vong.
Phụ huynh đưa trẻ đi tiêm phòng sởi tại trạm y tế phường Bình Chiểu, TP. Thủ Đức, TP.HCM. |
Theo đó, UBND TP.HCM đã yêu cầu thành phố kiện toàn Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố, quận, huyện, TP. Thủ Đức, phường, xã, thị trấn.
Những trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh phải thực hiện khai báo đầy đủ, chính xác với cơ quan y tế trong 24 giờ sau khi có chẩn đoán để được quản lý và xét nghiệm theo quy định.
UBND TP.HCM cũng yêu cầu quận, huyện, TP. Thủ Đức thực hiện Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi - Rubella không kể tiền sử tiêm chủng vắc xin sởi - Rubella trước đó cho tất cả trẻ em từ 1 - 5 tuổi đang sống tại TP.HCM.
Đồng thời có thể mở rộng độ tuổi theo tình hình dịch bệnh theo đúng quy định. Tổ chức thu dung, điều trị, chăm sóc, cách ly y tế và kiểm soát dịch tại cộng đồng theo đúng các hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế.
UBND TP.HCM giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận, huyện, TP. Thủ Đức triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý và bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Sởi quy định tại khoản 7 Điều 1.
Sởi là bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp thuộc nhóm B do virus sởi (Polynosa morbillorum) gây ra. Bệnh nhân mắc bệnh có thể dẫn đến biến chứng nặng thậm chí có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách.
Những người chưa tiêm vắc xin phòng sởi hoặc tiêm vắc xin phòng sởi chưa đầy đủ sẽ có nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Để phòng bệnh, người dân cần tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch; đeo khẩu trang khi tới chỗ đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước và sau khi chăm trẻ; giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ; bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A…
-
Nguy cơ dịch bệnh xuất hiện sau mưa lũ -
6 người ngộ độc khí CO do dùng máy phát điện sau bão -
Mất điện do mưa lũ, trạm y tế thắp đèn dầu khám chữa bệnh cho dân -
Suy đa tạng vì ăn tiết canh lợn -
Tin mới y tế ngày 9/9: Không để thiếu thuốc, tăng giá sau bão số 3 -
Kỹ thuật mới giúp trẻ mắc tim bẩm sinh ít đau đớn -
Cấp cứu nhiều trường hợp bị thương trong bão số 3
- Gala tiếng Việt thân thương “Lời quê hương - Lời sắt son”
- Hồ sơ, Quy trình đăng ký kinh doanh tại Tư Vấn Quang Minh
- Điều gì giúp Vinasoy trở thành "Nơi làm việc tốt nhất Châu Á" năm 2024?
- Thương hiệu JW Marriott- JW Marriott Hotel & Suites Saigon chính thức ra mắt tại TP.HCM
- Triển khai mua bán vàng (digiGOLD) trên ứng dụng số VietinBank iPay Mobile
- FPT IS và Mastercard bắt tay triển khai số hóa thanh toán trong giao thông công cộng tại Việt Nam