Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Năm, Ngày 31 tháng 10 năm 2024,
TP.HCM sớm hoàn thiện văn bản được giao hướng dẫn thi hành các luật về bất động sản
Trọng Tín - 12/07/2024 18:10
 
Đó là đề nghị của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tại buổi giám sát của Quốc hội về thực hiện chính sách, pháp luật quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 - 2023 tại TP.HCM.

Phát biểu chỉ đạo tại buổi giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đánh giá qua báo cáo của Thành phố và buổi làm việc hôm nay, bên cạnh những kết quả đạt được cũng cho Đoàn giám sát thấy rõ hơn những khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

“Đây là căn cứ quan trọng để Đoàn xây dựng, hoàn thiện báo cáo giám sát, dự thảo Nghị quyết trình Quốc hội”, Phó chủ tịch Quốc hội cho hay.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu tại buổi giám sát

Theo đánh giá của Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, điều hành. Thị trường bất động sản của Thành phố có quy mô lớn nhất cả nước.

Ngoài việc nỗ lực để đạt các chỉ tiêu về nhà ở xã hội, Thành phố đã quan tâm, chú trọng đến việc nâng cao chất lượng nhà ở xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, quyết tâm xóa đi tư tưởng cho rằng nhà ở xã hội là nhà ở giá rẻ, có chất lượng thấp.

Tuy nhiên, thị trường bất động sản của Thành phố cũng như nhiều địa phương trong cả nước có nhiều bất cập. Trong thời gian 9 năm, Thành phố chỉ chấp thuận chủ trương đầu tư được 44 dự án mới, không quá 7 dự án mỗi năm; tỷ trọng hoạt động kinh doanh bất động sản trong GRDP của Thành phố ngày càng giảm.

Trong khi đó, giá bất động sản tăng, chênh lệch đáng kể giữa các khu vực. Trình tự, thủ tục đầu tư các dự án bất động sản kéo dài, nhiều dự án gặp khó khăn do vướng mắc về pháp lý; nhiều dự án qua nhiều năm không xác định được nghĩa vụ tài chính về đất…

Việc phát triển nhà ở xã hội của Thành phố cũng gặp khó khăn cả về thể chế, chính sách và quá trình tổ chức thực hiện. Còn nhiều điểm nghẽn về phát triển nhà ở xã hội như trình tự, thủ tục đầu tư, bố trí quỹ đất độc lập, bố trí và sử dụng quỹ đất 20% trong dự án nhà ở thương mại còn khó khăn, bất cập….

Do đó, để bảo đảm chất lượng của cuộc giám sát và Nghị quyết giám sát, Phó chủ tịch Quốc hội đề nghị Đoàn giám sát ghi nhận và nghiên cứu kỹ các kiến nghị của Thành phố liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Phó chủ tịch Quốc hội nhìn nhận TP.HCM là đô thị đặc biệt, là động lực, đầu tàu, dẫn dắt của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước. Cùng với nỗ lực của Thành phố, Đảng và nhà nước đã có nhiều chủ trương, Nghị quyết để phát triển Thành phố.

Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết số 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, trao cho Thành phố 44 cơ chế, chính sách đặc thù trên 7 lĩnh vực, nhằm giúp Thành phố tiếp tục phát triển nhanh và bền vững, trong đó có các cơ chế đặc thù về phát triển nhà ở xã hội.

Đồng thời, tại các kỳ họp thứ 7, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi một số điều Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đất đai, Luật Các Tổ chức tín dụng để các Luật này có hiệu lực sớm hơn, thi hành từ ngày 1/8/2024 nhằm tháo gỡ nhiều khó khăn vướng mắc hiện nay trong đó có tháo gỡ cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội.

Do đó, ông đề nghị Thành phố khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành được giao trong các Luật. Tập trung thời gian, nhân lực, trí tuệ để thực hiện hiệu quả Nghị quyết 98 đồng thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc này.

“Đây là hai lĩnh vực quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội, nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp”, ông nói.

Trong thời gian tới, Thành phố cần tiếp tục đánh giá rõ, cụ thể hơn về vướng mắc do chính sách pháp luật, bất cập, yếu kém trong tổ chức thực hiện và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân dẫn đến các bất cập, hạn chế, yếu kém đó.

Đóng góp của lĩnh vực bất động sản vào GRDP TP.HCM ngày càng giảm
Năm 2015, hoạt động kinh doanh bất động sản chỉ chiếm 4,73% trong GRDP TP.HCM và liên tục giảm đến năm 2019 còn 4,27% GRDP Thành phố. Đến năm 2023,...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư