
-
TP.HCM: 10.500 thiết bị bay không người lái thắp sáng bầu trời
-
"Đảng trong mùa Xuân đại thắng": Đêm nghệ thuật thiêng liêng nối dài hào khí Việt Nam
-
Hà Nội tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự dịp lễ 30/4, 1/5
-
Quảng Bình cấp phép khai thác khoáng sản tại đô thị Dinh Mười
-
Kon Tum dự kiến đấu giá 18 mỏ khoáng sản -
Vì sao phải lấn biển để xây dựng sân bay Lý Sơn?
Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ GD&ĐT liên quan việc tổ chức triển khai, thực hiện nhiệm vụ đầu năm học 2024- 2025, có đề cập tới việc thu các khoản thu dịch vụ giáo dục ngoài ngân sách, trong bối cảnh dư luận TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung đang rất quan tâm đến tình trạng lạm thu của ngành giáo dục, đặc biệt là sau vụ việc một cô giáo xin phụ huynh "hỗ trợ" laptop để giảng dạy.
Theo đó, Sở đã có nhiều văn bản hướng dẫn tổ chức các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục theo quy định tại Nghị quyết số 13/2024/NQ-HĐND ngày 16/7/2024 của Hội đồng nhân dân Thành phố và các khoản thu tổ chức các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, nhằm giúp phụ huynh biết các khoản thu, nhằm giám sát, tránh lạm thu.
Chưa nói đến khoản thu "tự nguyện" là vận động tài trợ cho giáo dục và kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, theo Nghị quyết 13/2024/NQ-HĐND, có tới 9 khoản thu và mức trần các khoản thu dịch vụ gồm: dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú; dịch vụ phục vụ ăn sáng; dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn); dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn); dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng; dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu; dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh bao gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có); dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số; dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô (nếu có nhu cầu).
Với 9 khoản thu và mức trần nêu trên, các cơ sở giáo dục được giao tự chủ, căn cứ các quy định liên quan và tình hình thực tế, điều kiện cơ sở vật chất, nhu cầu của học sinh để xây dựng dự toán thu - chi cho từng nội dung thu, làm cơ sở cho việc tính toán mức thu cụ thể đảm bảo nguyên tắc thu đủ chi đủ, phù hợp với tình hình thực tế năm học.
Tỷ lệ tăng mức thu năm học 2024-2025 (nếu có) không quá 15% so với mức thu đã thực hiện năm học 2023-2024.
![]() |
Các nhà báo trao đổi với cô giáo đề nghị phụ huynh hỗ trợ laptop (người mặc áo trắng bên phải màn hình) |
Dù đã quy định thu tới 9 khoản thu nhưng Sở cho hay, vẫn chưa có hướng dẫn thống nhất từ về việc xác định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong nhà trường và thẩm quyền ban hành mức thu đối với các dịch vụ giáo dục khác ngoài học phí không phải là dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục.
Cơ sở vật chất nhiều trường trên địa bàn Thành phố vẫn chưa ổn khi kiện nay, tỷ lệ 1 phòng học/lớp bậc tiểu học chưa đảm bảo; tỷ lệ 2 buổi/ngày chưa đạt 100%, một số trường tiểu học còn thiếu các phòng chức năng. Một số trường có sĩ số học sinh còn quá đông, ảnh hưởng đến chất lượng học tập; một số cơ sở giáo dục vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên nhiều môn, bộ môn nên phải hợp đồng, thỉnh giảng để đảm bảo đủ giáo viên giảng dạy các lớp.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM kiến nghị Bộ giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thống nhất về việc xác định các khoản thu dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục trong nhà trường và thẩm quyền ban hành mức thu đối với các dịch vụ giáo dục khác ngoài học phí không phải là dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục để các địa phương có cơ sở thực hiện; Chỉ đạo giao việc xây dựng, lựa chọn chương trình nhà trường cho Hội đồng trường, vì đây là hình thức thu hộ, chi hộ, không phải là khoản kinh phí chi từ ngân sách.
- Thứ nhất, dịch vụ tổ chức phục vụ, quản lý vệ sinh bán trú. Ở học sinh nhóm 1, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 550.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 350.000 đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 300.000 đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa 250.000 đồng/học sinh/tháng.
Học sinh thuộc nhóm 2, bậc mầm non, mức tối đa của học sinh là 500.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học tối đa 320.000 đồng/học sinh/tháng; THCS mức tối đa là 280.000 đồng/học sinh/tháng; THPT tối đa: 230.000 đồng/học sinh/tháng.
- Thứ hai, dịch vụ phục vụ ăn sáng. Học sinh thuộc nhóm 1: bậc mầm non tối đa 220.000 đồng/học sinh/tháng; bậc tiểu học tối đa 60.000 đồng/học sinh/tháng.
Học sinh thuộc nhóm 2: bậc mầm non tối đa 200.000 đồng/học sinh/tháng; bậc tiểu học tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng.
- Thứ ba, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trước và sau giờ học chính khóa, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 12.000 đồng/học sinh/giờ; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 11.000 đồng/học sinh/giờ.
- Thứ tư, dịch vụ chăm sóc, nuôi dưỡng ngoài giờ (bao gồm dịch vụ trông giữ trong các ngày nghỉ, không bao gồm các ngày lễ, tết, không bao gồm tiền ăn). Bậc mầm non thuộc nhóm 1 mức thu tối đa 128.000 đồng/học sinh/ngày; bậc mầm non thuộc nhóm 2 mức thu tối đa 120.000 đồng/học sinh/ngày.
- Thứ năm, dịch vụ nhân viên nuôi dưỡng. Trong đó, khối nhà trẻ thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 260.000 đồng/học sinh/tháng; khối mẫu giáo thuộc nhóm 1 và nhóm 2 đều có mức thu tối đa 160.000 đồng/học sinh/tháng.
- Thứ sáu, dịch vụ khám sức khỏe học sinh ban đầu (bao gồm khám nha học đường). Học sinh nhóm 1 bậc mầm non tối đa 70.000 đồng/học sinh/năm; bậc tiểu học: 60.000 đồng/học sinh/năm; bậc THCS và THPT mức tối đa: 50.000 đồng/học sinh/năm.
Ở dịch vụ này, học sinh nhóm 2 tương ứng thấp hơn 5.000 đồng/học sinh/năm.
- Thứ bảy, dịch vụ sử dụng máy lạnh của lớp học có máy lạnh bao gồm tiền điện, chi phí bảo trì máy lạnh, chi phí thuê máy lạnh (nếu có). Đối với lớp đã trang bị máy lạnh, học sinh thuộc nhóm 1 có mức thu như sau: bậc mầm non, tối đa 50.000 đồng/học sinh/tháng; tiểu học: 45.000 đồng/học sinh/tháng; THCS và THPT: 35.000 đồng/học sinh/tháng. Mức này cũng chính là mức thu tối đa cho học sinh thuộc nhóm 2.
Đối với lớp chưa có máy lạnh, phải đi thuê, mức thu dịch vụ của tất cả các bậc mầm non, tiểu học, THCS, THPT ở các nhóm 1 và nhóm 2 đều như nhau, tối đa là 110.000 đồng/học sinh/tháng.
- Thứ tám, dịch vụ tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số. Mức thu tối đa này được quy định như nhau ở tất cả các bậc học và nhóm 1, nhóm 2. Theo đó, mầm non, tiểu học, THCS, THPT đều có mức thu tối đa: 110.000 đồng/học sinh/tháng.
- Thứ chín, dịch vụ đưa rước trẻ, học sinh bằng xe ô tô. Đối với tuyến đường dưới 5km, được quy định đồng đều ở tất cả các bậc học với mức tối đa: 10.000 đồng/học sinh/km; tuyến đường từ 5km trở lên, tối đa: 8.000 đồng/học sinh/km.
Trong đó, nhóm 1 là học sinh, học viên tại TP Thủ Đức và các quận của TP.HCM.
Nhóm 2 thuộc các huyện: Cần Giờ, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè.
-
Kon Tum dự kiến đấu giá 18 mỏ khoáng sản -
Vì sao phải lấn biển để xây dựng sân bay Lý Sơn? -
Lịch trình Lễ diễu binh, diễu hành sáng 30/4/2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh -
Hình ảnh buổi tổng duyệt diễu binh, diễu hành khí thế trên đường Lê Duẩn -
Chuỗi hoạt động và sự kiện dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5/2025 tại Hà Nội -
[Ảnh] TP.HCM tổ chức bắn pháo hoa tầm cao phục vụ người dân -
Biển người đổ về trung tâm TP.HCM chờ xem pháo hoa mừng lễ 30/4
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang