
-
Cảnh báo nguy cơ nhiễm độc từ hộp xốp đựng thực phẩm không rõ nguồn gốc
-
Tin mới y tế ngày 27/4: Gánh nặng sự cố y khoa toàn cầu
-
SmartSight Premium: Bước tiến mới trong điều trị tật khúc xạ tại Việt Nam
-
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả
-
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Đề xuất bán thuốc kê đơn online - số hóa hoạt động bán thuốc kê đơn
Chiều ngày 19/2/2021, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức đã ký ban hành công văn số 519/UBND-VX về tăng cường các biện pháp chống dịch Covid-19 trong giai đoạn hiện nay.
Công văn nêu rõ, trong thời gian vừa qua, tình hình dịch Covid-19 trong nước diễn biến phức tạp, nhiều địa phương phát sinh ổ dịch với nhiều trường hợp mắc bệnh.
Tại TP.HCM đã phát hiện chùm ca mắc Covid-19 trong cộng đồng, mặc dù đã được khống chế nhanh chóng nhưng nguy cơ xâm nhập và lây lan dịch bệnh trong cộng đồng vẫn luôn thường trực, đặc biệt khi người dân từ các địa phương quay trở lại làm việc sau Tết.
![]() |
Đo thân nhiệt tại sân bay Tân Sơn Nhất, tháng 12/2020 (Ảnh: Lê Toàn). |
Nhằm kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo tối đa an toàn phòng chống Covid-19 cho các hoạt động kinh tế, xã hội và đời sống người dân Thành phố sau dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021, UBND Thành phố đề nghị lãnh đạo các sở, ban, ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khẩn trương triển khai hàng loạt biện pháp.
Cụ thể, tiếp tục nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch Covid-19, không được chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch, phải xem công tác phòng chống dịch Covid-19 và các dịch bệnh truyền nhiễm là nhiệm vụ trọng tâm, huy động, phân công lực lượng tham gia công tác phòng chống dịch Covid-19 ngay từ những ngày đầu năm 2021.
Tất cả các sở, ban, ngành, cơ quan, tổ chức trên địa bàn Thành phố phổ biến, chỉ đạo đơn vị mình và tất cả đơn vị trực thuộc, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý, nghiêm túc thực hiện nguyên tắc 5K của Bộ Y tế trong mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, học tập.
Đặc biệt, tuân thủ đeo khẩu trang, thường xuyên vệ sinh khử khuẩn; bố trí, sắp xếp các quy trình lao động, làm việc đảm bảo khoảng cách an toàn phòng chống dịch bệnh, không tụ tập đông người nhưng vẫn đảm bảo nhân lực phục vụ hoạt động; nghiêm túc, tự giác khai báo y tế nếu đi về từ vùng dịch,…
Các khu công nghiệp tập trung, doanh nghiệp phải có phương án phòng, chống dịch phù hợp khi tiến hành hoạt động sản xuất. TP.HCM giao ngành Y tế chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ động tổ chức xét nghiệm lại cho các chuyên gia người nước ngoài đã nhập cảnh vào làm việc trên địa bàn Thành phố.
Đồng thời, giao Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp ngành y tế kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở, xử lý nghiêm các vi phạm quy định phòng chống dịch bệnh; báo cáo kết quả về UBND Thành phố (thông qua Sở Y tế) trước ngày 24/02/2021.
Trong ngày 19/02, TP.HCM không ghi nhận trường hợp nhiễm mới. Như vậy, đã 09 ngày, Thành phố không phát hiện trường hợp lây nhiễm mới trong cộng đồng.
Hiện, có 210 trường hợp nhiễm Covid-19 được phát hiện tại Thành phố, trong đó 43 trường hợp đang điều trị và số còn lại đã khỏi bệnh.
Triển khai kế hoạch giám sát người từ vùng dịch trong nước đến TP.HCM sau Tết nguyên đán, ngành Y tế Thành phố tiếp nhận khai báo y tế, lấy mẫu ngẫu nhiên người từ các tỉnh thành khác về thành phố tại sân bay, ga tàu, bến xe, trạm y tế, khu công nghiệp - khu chế xuất - doanh nghiệp.
Cụ thể, đã có 151.435 trường hợp khai báo y tế, 217 trường hợp chuyển cách ly tập trung, 19 cách ly tại nhà, còn lại tự theo dõi sức khỏe.
5.685 trường hợp được lấy mẫu xét nghiệm giám sát ngẫu nhiên tại sân bay, bến xe, ga tàu, trong đó 4.843 âm tính, 842 đang chờ kết quả.

-
Bộ Y tế cảnh báo về hai sản phẩm nghi hàng giả Baby shark và Medi kid calcium k2 -
Cần biện pháp mạnh hơn để ngăn chặn thuốc giả -
Tin mới y tế ngày 26/4: Tuyệt đối không được từ chối người bệnh trong kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 -
Nguy cơ quá tải bệnh viện, giảm chất lượng điều trị do ô nhiễm không khí -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia -
Cảnh báo bùng phát các bệnh vốn có thể phòng ngừa bằng vắc-xin -
Tin mới y tế ngày 25/4: Tác nhân gây ngộ độc thực phẩm thay đổi và lo ngại từ chuyên gia
-
1 Tăng vốn 5.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Hợp tác xã: Không thuộc thẩm quyền Quốc hội, chưa rõ nguồn bố trí
-
2 Đừng để người ở biệt thự “tranh suất” mua nhà ở xã hội với người nghèo
-
3 Tiền gửi bị hút khỏi ngân hàng, sức ép lãi suất lại tăng
-
4 Áp thuế thu nhập chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ để tránh “lướt sóng”
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
Vedan Việt Nam đón nhận giải Rồng Vàng 2025
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô