-
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt -
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng
Gốm Chu Đậu cổ vật tàu đắm Cù Lao Chàm. |
Thất hứa liên tục
Như Báo Đầu tư số 123, ra ngày 13/10/2021 đã đưa tin, trong quá trình bán đấu giá tại Mỹ từ năm 2000 đến 2003 đối với số cổ vật thu được từ Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Công ty Saga Horizon (Malaysia) đã nhiều lần vi phạm quy định hợp đồng ký kết với đối tác Việt Nam là Công ty cổ phần Trục vớt, cứu hộ Việt Nam (VISAL).
Trong Công văn số 10249/BTC-HCSN ngày 7/9/2021 gửi Thủ tướng Chính phủ về xử lý tồn đọng tại dự án trên, Bộ Tài chính cho biết, trên cơ sở kết quả tìm kiếm và sự chấp thuận của Chính phủ, VISAL và Saga đã ký hợp đồng gửi bán đấu giá 219.147 cổ vật, với tỷ lệ của các bên là Saga 50%, Visal 28%, Nhà nước Việt Nam 22%.
Theo báo cáo của VISAL, số cổ vật thực xuất sang Mỹ bán đấu giá là 218.881 (để lại 266 cổ vật mất tem không xuất được, giao Bảo tàng tỉnh Quảng Nam quản lý). Qua các đợt đấu giá, số cổ vật được bán là 31.661, với số tiền thu được sau khi trừ các chi phí hoa hồng, vận chuyển, đóng gói, mua bảo hiểm là 2.758.740 USD.
-Tháng 11/1994 - tháng 5/1996: Hợp đồng hợp tác kinh doanh và chia sản phẩm được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y và cấp giấy phép kinh doanh.
-Tháng 2/1997: Thủ tướng cho phép Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với VISAL, Saga tiến hành khảo sát, khai quật tàu cổ bị đắm tại khu vực Cù Lao Chàm.
- Từ năm 1997 - 1999: Thực hiện khai quật.
- Tháng 5/2000: Thủ tướng Chính phủ cho phép xuất khẩu 219.147 hiện vật (bao gồm 20% được chia của Việt Nam và 70% được chia của các bên hợp doanh) để bán đấu giá ở nước ngoài.
- Từ năm 2000 - 2003: Bán đấu giá tại Mỹ với 31.661 cổ vật được bán.
- Năm 2005: Saga chuyển 7 container cổ vật chưa bán được về Việt Nam.
Đối với 187.220 cổ vật chưa bán được, các bên Việt Nam sau này mới được biết, Saga đã đơn phương tự phân chia cho các bên theo tỷ lệ quy định trong hợp đồng ký gửi hàng bán đấu giá. Cụ thể, Saga lấy 50% (93.610 cổ vật) và giữ lại tại Mỹ 65.257 cổ vật chứa trong 5 container; 28.353 cổ vật còn lại, Saga tuyên bố khấu trừ vào số tiền còn nợ phía Việt Nam.
Năm 2005, số cổ vật đã được chuyển về Việt Nam là 121.963, bằng 65% số chưa bán được. Điều đáng nói là, hợp đồng ký gửi hàng bán đấu giá giữa VISAL và Saga ngày 13/4/2000 quy định, nếu Saga không thể thu xếp được việc bán đấu giá theo hợp đồng, Saga hoặc người kế tục sẽ có trách nhiệm thu xếp các chuẩn bị đấu giá khác phù hợp với các điều khoản của bản hợp đồng này; mọi hàng hóa sẽ được bán hết, không gửi trả lại Việt Nam.
Về phương thức thanh toán, hợp đồng quy định, vào ngày thứ 37 và ngày thứ 67 sau khi kết thúc bán trực tiếp, Saga phải thanh toán cho VISAL phần được chia đối với số hàng đã được giao trong từng khoảng thời gian 30 ngày. Hàng đã được giao đi là tất cả hàng hóa bán được và được giao cho một bên thứ ba bất chấp Saga đã nhận được tiền hay chưa.
Về việc bán trên mạng eBay, hợp đồng quy định, Saga sẽ chỉ thị Butterfield bán trong khoảng thời gian từng đợt 2 tuần. Saga có nghĩa vụ gửi thông báo cho VISAL số tiền hàng hóa đã bán và được giao đi vào ngày thứ 30 sau khi kết thúc thời gian bán hàng. Saga sẽ trả toàn bộ số tiền cho VISAL theo bản thông báo đã gửi vào ngày thứ 37 sau mỗi đợt bán.
Với số cổ vật đã được bán thành công, phía Việt Nam dự kiến được phân chia khoảng 1.379.370 USD, nhưng Saga mới chuyển cho VISAL 750.000 USD, bằng 27% so với tổng số tiền thực thu và bằng 54% tổng số tiền phía Việt Nam dự kiến được phân chia.
Tại các cuộc họp với phía Việt Nam, trong đó có cuộc họp ngày 17/3/2005 tại Công ty VISAL, ông Ong Soo Hin, Giám đốc Saga xin hoãn thanh toán 12 tháng đối với số tiền 472.772 USD còn thiếu, nhưng đến nay đã hơn 16 năm, lời hứa này vẫn chưa được thực hiện.
Đối tác mất dạng
Tháng 7/2004, Saga có thư gửi Chủ tịch Hội đồng Bán đấu giá thuộc Bộ Tài chính, trong đó đề nghị không thanh toán phần nợ tiền bán cổ vật năm 2000 cho phía Việt Nam là 472.772 USD và nợ tiếp số tiền bán cổ vật các đợt từ năm 2001-2003 như cam kết. Saga đề nghị được trừ số nợ trên vào phần cổ vật của Saga đã chuyển về Việt Nam 118.000 cổ vật, vượt quá 50% số cổ vật mà phía Việt Nam được chia. Giá trị cổ vật thuộc sở hữu của Saga đề nghị khấu trừ vào số nợ phải trả của Saga. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận để đưa ra các phương án giải quyết vấn đề, vụ việc sẽ giải quyết bởi Trung tâm trọng tài Singapore.
Đề xuất của Saga là như vậy, nhưng theo thông tin từ Ủy ban Quản lý công ty Malaysia, Saga đã tuyên bố giải thể vào năm 2008. Qua kiểm tra trụ sở mà Công ty đăng ký tại Lot 907, tầng 9, tòa nhà HLA, phố Raja Chalan, Kuala Lumpur, không có sự tồn tại của Công ty. Địa chỉ đăng ký kinh doanh của Saga tại số 19A phố SS25/23, Tama Plaza, quận Petaling Jaya, bang Selangor chỉ là khu phố ẩm thực. Người dân địa phương tại đây không biết về sự tồn tại của công ty này.
Vào tháng 8/2021, Bộ Công an đã đề nghị Bộ Tài chính phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm việc với VISAL để làm rõ việc có hay không thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước trong thực hiện Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm; xác định trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan. Đối với pháp nhân, cá nhân người nước ngoài, Bộ Công an đề nghị phối hợp với Bộ Ngoại giao làm việc với phía Malaysia để có biện pháp thu hồi số tiền Saga còn nợ phía Việt Nam. Tại Công văn số 10249, Bộ Tài chính cho biết, năm 2010, Kiểm toán Nhà nước khi kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản nhà nước năm 2009 của Bộ GTVT, có tiến hành kiểm toán tại VISAL.
Tại Văn bản số 398/KTNN-TH ngày 31/12/2010 của Kiểm toán Nhà nước về kết quả kiểm toán tại VISAL không ghi nhận thiệt hại, thất thoát tài sản nhà nước trong thực hiện Dự án. Kiểm toán Nhà nước chỉ kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng xin ý kiến chỉ đạo để giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc liên quan đến việc bán đấu giá cổ vật Cù Lao Chàm để thu hồi tiền, tài sản cho Nhà nước; phối hợp với Bộ GTVT hướng dẫn, chỉ đạo VISAL xử lý khoản công nợ phải thu 472.722,17 USD để sớm thu hồi nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Bộ Tài chính cho biết, năm 2011, Bộ Ngoại giao có đề xuất giải pháp đề nghị Interpol Việt Nam phối hợp với Interpol Malaysia điều tra, nhưng do Saga đã giải thể, nên giải pháp này đã không được thực hiện.
Mặt khác, theo quy định của Hợp đồng gửi hàng bán đấu giá giữa Saga và VISAL và quy định tại Điều 102, Nghị định số 12-CP ngày 18/02/1997 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, nguyên tắc giải quyết tranh chấp phát sinh trước tiên trên tinh thần thương lượng hai bên; trường hợp không được sẽ đưa ra Trung tâm trọng tài ở Singapore giải quyết.
Tại Công văn số 7071/VPCP-VGVX ngày 5/10/2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ Tư pháp làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền, khả năng phát sinh các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện quốc tế (nếu có), bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; báo cáo Thủ tướng trong tháng 10/2021.
Theo ông Nguyễn Văn Bê, Tổng giám đốc VISAL, VISAL đồng thuận với phương án do Bộ Tài chính xử lý với những tồn tại của Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm. “Mong muốn lớn nhất của chúng tôi là sớm kiểm hóa 7 container cổ vật nằm lay lắt trong kho niêm phong suốt 16 năm qua. Nếu các cổ vật là những hàng hóa có giá trị thì đây là một sự lãng phí lớn di sản của đất nước”, ông Bê kiến nghị.
-
Hai cựu Phó tổng giám đốc NXB Giáo dục khai không biết quy định Luật Đấu thầu -
Chặt, phá rừng với diện tích lớn, nhiều doanh nghiệp bị xử phạt nặng -
Phúc thẩm vụ án Cục Đăng kiểm: Viện Kiểm sát đối đáp phần bào chữa của luật sư, bị cáo -
Bị cáo hối lộ cựu Chủ tịch NXB Giáo dục 20 tỷ đồng xin xét xử vắng mặt
-
Kiểm tra, thanh tra loạt công ty xổ số, phát hiện nhiều vi phạm -
Vẫn đón khách khi bị đình chỉ hoạt động, Công ty TNHH Sài Gòn bị xử phạt -
Vụ án tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam: Doanh nghiệp hối lộ để trúng gói thầu ngàn tỷ -
Vi phạm quy định về bảo hiểm, Công ty Tơ lụa Quảng Nam bị phạt 175 triệu đồng -
Nông thôn miền Bắc ô nhiễm trầm trọng với mức bụi mịn vượt chuẩn nhiều lần -
Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc Dương Văn An -
Hải Hà Petro chiếm dụng hơn 317 tỷ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu
- MM Mega Market "bung lụa" với loạt deal khủng đón Tết Ất Tỵ
- Coca-Cola khởi động Lễ hội chào đón năm mới 2025 với kỷ lục thế giới
- Tập đoàn DIC khẳng định vị thế 7 năm liên tục trong bảng xếp hạng VNR500
- MSD Việt Nam giành "cú đúp" giải thưởng tại HR Asia Awards 2024
- Indochina Capital - 25 năm giữ vị trí tiên phong trên thị trường bất động sản Việt Nam
- Lễ hội “Taste of Queensland 2025 “ thưởng thức bò Úc hảo hạng với ưu đãi hấp dẫn tại FujiMart