-
Thiệt hại gần 1.044 tỷ trong vụ ưu đãi giá điện trái quy định -
Bắt cựu Tổng giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn Lê Thúy Hằng -
Cục Hàng không Việt Nam ra chỉ thị nóng về tăng cường bảo đảm an toàn hàng không -
Chi nhánh Din Capital tại Quảng Ngãi bị truy thu hơn 4,4 tỷ đồng tiền thuế -
Bình Định chỉ thu hồi dự án khi nhà đầu tư hết khả năng -
Bắc Ninh mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
Các hiện vật được trục vớt từ các tàu cổ bị đắm trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: sỹ thắng/TTXVN |
Đề xuất phương án phân chia
Theo thông tin của Báo Đầu tư, Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 7071/VPCP-VGVX gửi Bộ Tư pháp liên quan đến việc xử lý các tồn đọng của Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam).
Cụ thể, xét đề nghị của Bộ Tài chính tại Công văn số 10249/BTC-HCSN ngày 7/9/2021 và ý kiến của các bộ: Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an, Giao thông - Vận tải (GTVT), Kế hoạch và Đầu tư, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam giao Bộ Tư pháp nghiên cứu, có ý kiến về báo cáo của Bộ Tài chính và dự thảo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án xử lý tồn đọng Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù lao Chàm.
Từ những năm 1990 đến nay, việc khai quật các tàu cổ dưới đáy biển nước ta đã được một số công ty trong và ngoài nước thực hiện. Tuy nhiên, tàu cổ khai quật ở Cù Lao Chàm do VISAL và Saga thực hiện rất đặc biệt, bởi đây là con tàu duy nhất chở hàng trăm ngàn hiện vật toàn là gốm Việt, trong đó hầu hết có nguồn gốc từ Hải Dương, Thăng Long và có niên đại vào khoảng nửa cuối thế kỷ XI, chủ yếu là dòng gốm Chu Đậu.
Từ năm 2003-2007, Công ty Đoàn Ánh Dương tiến hành trục vớt được 15.934 hiện vật còn sót lại. Do nhiều nguyên nhân, mãi đến năm 2013, 13.096 hiện vật trong đó được phân chia theo tỷ lệ Nhà nước 33%, doanh nghiệp 67%, số còn lại được Công ty Đoàn Ánh Dương hiến tặng tỉnh Quảng Nam.
Phó thủ tướng yêu cầu Bộ Tư pháp làm rõ cơ sở pháp lý, thẩm quyền, khả năng phát sinh các vấn đề tranh chấp, khiếu kiện quốc tế (nếu có), bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10/2021.
Đây là lần thứ hai trong vòng 6 tháng qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho ý kiến chỉ đạo về việc xử lý các hiện vật được trục vớt từ các tàu cổ đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm. Trước đó, cuối tháng 3/2021, tại Công văn số 937/VPCP-HCSN, Phó thủ tướng đã giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn Công ty cổ phần Trục vớt, cứu hộ Việt Nam (VISAL) xây dựng phương án xử lý cụ thể; tổ chức xử lý dứt điểm các tồn đọng của Dự án.
Được biết, tại Công văn số 7071, Bộ Tài chính đã kiến nghị lãnh đạo Chính phủ nguyên tắc xử lý các tồn đọng của Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm theo hướng cho phép kiểm hóa toàn bộ số cổ vật đang được Chi cục Hải quan TP. Vũng Tàu lưu giữ tại kho của VISAL để phân chia cho các bên theo tỷ lệ: VISAL 56%; Nhà nước 44%.
Đối với số cổ vật được chia của VISAL, Công ty sẽ phải quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Di sản văn hóa và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Đối với số cổ vật được chia của Nhà nước, Bộ Tài chính kiến nghị giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tiếp nhận và giao Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM, Bảo tàng tỉnh Quảng Nam và Bảo tàng tỉnh Hải Dương quản lý theo quy định của pháp luật để lưu giữ, phát huy lâu dài đối với những hiện vật, cổ vật có giá trị.
Các chi phí vận chuyển, phí bảo hiểm, lưu kho, bảo quản, bốc dỡ phát sinh từ khi tiếp nhận cổ vật chưa bán được chuyển từ Mỹ về Việt Nam (năm 2005) cho đến khi thực hiện xong việc phân chia cổ vật do VISAL và Nhà nước chi trả tương ứng tỷ lệ phân chia cổ vật cho các bên.
Các chi phí giám định, vận chuyển, bốc dỡ phát sinh từ khi Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch thực hiện tiếp nhận, phân chia cổ vật cho các bên cho đến khi thực hiện xong việc giao cổ vật cho các bảo tàng có liên quan để bảo quản, xử lý đối với cổ vật được chia của Nhà nước do ngân sách trung ương bảo đảm, được bố trí trong dự toán của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.
“Kiến nghị lãnh đạo Chính phủ giao Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, GTVT, Tư pháp, Công an và VISAL tiếp nhận cổ vật đã được cơ quan hải quan kiểm tra và thực hiện phân chia cổ vật cho các bên liên quan, bảo đảm hoàn thành trong quý II/2022”, Công văn số 10249 của Bộ Tài chính nêu rõ.
Một dự án hy hữu
Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm là dự án hợp tác nước ngoài hiếm hoi trong lĩnh vực khai thác cổ vật chìm đắm được cấp phép tại Việt Nam theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987.
Cụ thể, tháng 7/1993, Xí nghiệp Liên hợp trục vớt cứu hộ (thuộc Bộ GTVT), nay là VISAL và Công ty Saga Horizon (Malaysia) đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh và chia sản phẩm theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh không thành lập pháp nhân trong việc khảo sát và trục vớt các tàu đắm, thu hồi hàng hóa có giá trị trong các tàu chìm nói chung và tàu cổ bị đắm tại khu vực Cù Lao Chàm. Hợp đồng hợp tác kinh doanh và chia sản phẩm này đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn y và cấp giấy phép kinh doanh.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ, tháng 3/1997, Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) có Quyết định số 653/VH/QĐ cho phép Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam phối hợp với VISALl và Saga tiến hành khảo sát, khai quật tàu cổ bị đắm tại khu vực Cù Lao Chàm.
Việc khai quật được thực hiện trong 3 năm (1997, 1998 và 1999), thu được tổng số 278.947 hiện vật, gồm đồ gốm men, sành sứ, đồ gỗ, đồ đá. Sau khi được phân loại, hiện vật bị vỡ đã giao lại cho Bảo tàng tỉnh Quảng Nam lưu giữ, số còn lại 244.500 hiện vật.
Được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 4520/KGVX ngày 10/9/1997 về nguyên tắc phương thức và tỷ lệ phân chia hiện vật, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Văn bản số 1026/GPĐC2 ngày 26/9/1997, trong đó quy định tỷ lệ phân chia hiện vật như sau: Saga 45%, VISAL 25%, Nhà nước Việt Nam 30%.
Ngày 26/01/2000, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 82/CP-VX về xử lý các hiện vật trục vớt tàu cổ đắm ở vùng biển Cù Lao Chàm, trong đó giao Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan chỉ đạo Hội đồng Giám định cổ vật Quốc gia xây dựng các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, phù hợp với thực tiễn để lựa chọn các hiện vật độc bản và việc phân chia hiện vật bảo đảm tính khoa học, chặt chẽ và công bằng theo những nguyên tắc phân chia đã được ghi trong giấy phép khai thác do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Những hiện vật còn lại (sau khi đã lấy độc bản) được chia theo tỷ lệ đã quy định. Phần hiện vật thuộc Việt Nam chọn 5 bộ đưa vào 5 bảo tàng. Số cổ vật còn lại được Chính phủ cho phép bán đấu giá cùng với số hiện vật được chia (70%) của các bên hợp tác.
Ngày 10/5/2000, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 459/CP-VX, trong đó cho phép xuất khẩu 219.147 hiện vật (bao gồm 20% được chia của Việt Nam và 70% được chia của các bên hợp doanh) để bán đấu giá ở nước ngoài. Lãnh đạo Chính phủ cũng giao VISAL ký hợp đồng với Saga tổ chức bán đấu giá. VISAL và Saga đã thống nhất chọn Công ty Butterfields của Mỹ để bán đấu giá cổ vật.
Trái với kỳ vọng của hai bên, các đợt đấu giá cổ vật thu được từ Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm tại Mỹ không thực sự thành công. Theo báo cáo của VISAL, trong tổng số 218.881 cổ vật đưa sang Mỹ, qua các đợt đấu giá, chỉ bán được 31.661 cổ vật (bằng 14,5%). Số tiền thu được sau khi trừ các chi phí hoa hồng, vận chuyển, đóng gói, mua bảo hiểm là 2.758.740 USD.
Tổng số tiền Saga đã thanh toán cho các bên của Việt Nam là 750.000 USD, trong đó, phần được chia của VISAL là 412.500 USD; phần được chia của Nhà nước đã nộp ngân sách nhà nước là 337.500 USD.
Đối với số cổ vật không bán được, đến đầu tháng 12/2004, Saga đã chuyển được 7 container cổ vật từ Mỹ về Việt Nam. Số cổ vật này được Chi cục Hải quan TP. Vũng Tàu niêm phong và đang lưu giữ tại kho của VISAL tại Vũng Tàu (khoảng 121.963 cổ vật lưu trữ trong 3.557 thùng carton).
Một điểm đáng chú ý tại Dự án Khai quật tàu cổ, trục vớt cổ vật tại vùng biển Cù Lao Chàm là số tiền Saga còn nợ phía Việt Nam khoảng 629.370 USD (bao gồm số tiền thực thu bán đồ cổ từ năm 2000 là 472.772 USD; số tiền thực thu bán đồ cổ từ năm 2001-2003 khoảng 156.598 USD) đến thời điểm này vẫn chưa được thu hồi.
Trong khi đó, theo thông tin do Bộ Ngoại giao cung cấp năm 2011, Saga đã được cơ quan đăng ký công ty Malaysia chấp nhận giải thể vào ngày 30/6/2008. Công ty này chỉ có vốn pháp định là 100.000 Ringgit và chưa từng có một báo cáo tài chính nào gửi cho cơ quan đăng ký doanh nghiệp tại Malaysia.
-
Đại gia Nguyễn Cao Trí sắp hầu tòa vụ “bẻ lái” kết luận của Thanh tra Chính phủ -
Bình Định chỉ thu hồi dự án khi nhà đầu tư hết khả năng -
Bắc Ninh mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề -
Phá đường dây buôn lậu hàng tấn vàng từ Trung Quốc, Campuchia -
Phá đường dây đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tiền của các tổ chức tín dụng -
Xét xử vụ "Oanh Hà": Tòa tuyên án tử hình đối với 27 bị cáo -
Tuyên án 17 bị cáo trong giai đoạn 2 vụ “chuyến bay giải cứu”
-
1 Chi tiết 5 vùng đô thị, 5 trục không gian của Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn 2065 -
2 Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn có nhiều lý do để lạc quan -
3 Năm 2025 sẽ là năm tăng tốc, bứt phá để về đích -
4 “Cơ hội ngàn năm” và “những chữ nếu” của cơ hội đầu tư - kinh doanh 2025 -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/1
- 1Business - Chìa khóa vàng trong quản trị doanh nghiệp thời đại số
- La Queenara Hội An: Bí quyết đầu tư khách sạn tạo dòng tiền
- Petrocons thông báo Danh mục thoái vốn tại các đơn vị doanh nghiệp (Kỳ 3)
- Khu công nghiệp Gilimex: Xây dựng nền tảng cho ngành công nghiệp hiện đại và bền vững
- Vietnam International Half Marathon 2025 powered by Herbalife gắn kết gia đình, cộng đồng
- SATRA sẽ khai trương Trung tâm Thương mại one stop shopping đầu tiên tại TP.HCM