-
Hà Nội kiểm nghiệm 2.400 mẫu thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm năm 2025 -
Nhiều bệnh viện công lập vẫn thiếu thuốc, vật tư y tế -
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm
Hướng tới ngày chiến thắng
Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nhiều đợt, tất cả y, bác sĩ đã phải tạm gác lại công việc cá nhân, gia đình để sẵn sàng có mặt trên tuyến đầu chống dịch.
Như những bông hoa hướng dương luôn hướng tới mặt trời, những cán bộ y tế nơi tuyến đầu chống dịch đang hướng tới mục đích duy nhất là ngày chiến thắng đại dịch gần lại để họ được đoàn tụ trong vòng tay của gia đình, bè bạn.
Trong thời điểm dịch Covid-19 bùng phát nhiều đợt, tất cả y, bác sĩ đã phải tạm gác lại công việc cá nhân, gia đình để sẵn sàng có mặt trên tuyến đầu chống dịch. |
Trong “cơn lốc” đại dịch, mà đối tượng là kẻ thù luôn luôn giấu mặt. Để chiến đấu và chiến thắng, đòi hỏi lực lượng y tế nói riêng và cộng đồng nói chung phải nỗ lực, tận tâm hết mình.
Ở đó, tinh thần vượt lên hoàn cảnh, vượt lên bản thân thực sự là nguồn năng lượng tích cực, để hướng tới mục tiêu cao cả vì sức khỏe và bình yên của cộng đồng.
Ở họ, chúng ta còn thấy một thứ ánh sáng khác soi rọi suốt những đêm trắng không ngủ,thao thức bên từng người bệnh. Đó là ánh sáng được thắp lên từ trái tim yêu thương, sẻ chia và sự hy sinh vô bờ.
Với ổ dịch tại các khu công nghiệp của tỉnh Bắc Giang lực lượng y tế nơi đây đang chạy đua với thời gian bởi số ca mắc tăng nhanh mỗi ngày.
Do cả 2 khu công nghiệp- nơi ổ dịch Covid-19 bùng phát đều nằm trên địa bàn huyện Việt Yên nên lực lượng y tế địa phương nơi đây phải làm việc hết công suất.
Trong “cơn lốc” đại dịch, mà đối tượng là kẻ thù luôn luôn giấu mặt. Để chiến đấu và chiến thắng, đòi hỏi lực lượng y tế nói riêng và cộng đồng nói chung phải nỗ lực, tận tâm hết mình. |
Dược sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang cho hayy, ngày nào chị cũng làm việc từ sáng tinh mơ đến đêm muộn. Chị bảo, nhiều lúc định phóng vù xe về nhà tắm giặt, thay đồ nhưng công việc vẫn dở dang, không dứt ra được.
Chị Kim Anh bộc bạch, từ hôm địa phương có ca dương tính ở khu công nghiệp, đêm nào ngủ nhiều thì được 3 tiếng. Gọi là ngủ chứ nằm xuống chị vẫn phải cầm điện thoại xem lại các báo cáo, số liệu từ cơ quan chuyên môn và các địa phương.
Do số điện thoại của chị được công khai trên trang thông tin của địa phương và các thông báo về điều tra dịch tễ, khai báo y tế nên một ngày chị nhận khoảng hơn 200 cuộc gọi để thông báo tin tức về truy vết. Dù rất bận nhưng chị vẫn từ tốn giải thích, hỗ trợ từng trường hợp.
Còn bác sĩ Hoàng Văn Luận, Khoa Xét nghiệm, Trung tâm Y tế Việt Yên thì đùa rằng, đợt dịch ập đến huyện Việt Yên khiến mỗi người giảm đi được vài kg.
“Ăn uống thất thường, vội vã. Ngủ thì ít, thường xuyên làm việc với cường độ cao. Có khi ít nữa hết dịch được về nhà, nhiều cán bộ hốc hác đến mức người thân không nhận ra”, anh nói vui.
Theo lời bác sĩ Luận, thứ Bảy vừa qua các cán bộ trong khoa Xét nghiệm đi lấy mẫu ở Khu công nghiệp đến 23h đêm mới xong. Hôm nay, Chủ nhật nắng gắt, mọi người vẫn trong trang phục bảo hộ oi bức, làm việc liên tục nhiều giờ.
Là Trưởng khoa Xét nghiệm nên từ khi có dịch anh vừa phải đi làm, vừa nghe điện thoại phối hợp với cơ quan chuyên môn kể cả nửa đêm hay tinh mơ sáng.
Những người làm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 chịu áp lực công việc rất lớn khi hàng ngày phải “làm bạn” với tác nhân gây bệnh nguy hiểm. |
Cứ thêm các ca dương tính, anh lại cùng các cán bộ của trung tâm Y tế chuẩn bị các máy móc, phương tiện, trang thiết bị, hóa chất, bình phun, đồ bảo hộ… lên đường thực hiện nhiệm vụ giữa tâm dịch.
Khi được hỏi, đa số cán bộ Trung tâm y tế huyện Việt Yên đều cho rằng đây là trải nghiệm chống dịch đầu tiên trong cuộc đời của họ. Tuy vậy, mọi người ai cũng nhanh chóng thích nghi với công việc mới và tự sắp xếp cho mình một góc nghỉ ngơi tại cơ quan sau ngày làm việc có khi kéo dài đến 20 tiếng thay vì về nhà với người thân như trước đây.
Nối dài thêm câu chuyện bác sĩ Diêm Đăng Đích, Trưởng Khoa Truyền nhiễm, Trung tâm Y tế huyện Việt Yên kể, hàng ngày lúc chuông điểm 5 giờ sáng, các bác sĩ và điều dưỡng đã có mặt để quần áo bảo hộ để chuẩn bị bắt đầu công việc một ngày của mình.
Từng lớp áo quần, mặt nạ, khẩu trang, tấm chắn che mặt... được mọi người thuần thục mang lên người một cách cẩn thận. Bởi hơn ai hết, họ hiểu rằng mình đang bước vào một trận chiến thực sự.
“Nhiều đêm tranh thủ chợp mắt vài tiếng mà toàn mơ về quãng thời gian bình yên. Trước đây khi chưa có dịch, vào ngày Chủ nhật như hôm nay nếu không phải tuần trực là tôi đưa vợ và con gái 3 tuổi đi chơi phố huyện. Giờ đây đường về nhà chỉ cách Bệnh viện chưa đầy 1 km mà nhiều khi thấy đường về xa quá…”, nam Trưởng khoa tâm tư.
Triền miên đêm trắng
Là nơi bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên của làn sóng dịch thứ tư, những chiến sĩ áo trắng của CDC Hà Nam đã có nhiều đêm trắng chống dịch.
Đêm, ánh đèn từ ô cửa phòng xét nghiệm hắt ra. Dưới sân, đội phản ứng nhanh nhanh chóng chuyển từng hòm chứa mẫu bệnh phẩm vừa lấy về từ cơ sở.
Là nơi bùng phát dịch Covid-19 đầu tiên của làn sóng dịch thứ tư, những chiến sĩ áo trắng của CDC Hà Nam đã có nhiều đêm trắng chống dịch. |
Vừa cởi bỏ bộ trang phục chống dịch ướt đẫm mồ hôi trong làn gió đêm se lạnh, phóng viên nhận thấy quầng thâm dưới mắt hiện rõ trên gương mặt mỗi người.
Trong phòng xét nghiệm, kỹ thuật viên Đặng Thị Việt vẫn lặng lẽ bên labo xét nghiệm, tỉ mỉ và thận trọng trong từng thao tác, trên tường chiếc đồng hồ cô đơn đã chỉ 2 giờ sáng.
Theo lời kỹ thuật viên Đặng Thị Việt, người trực tiếp tham gia lấy mẫu và xét nghiệm, sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, các chị phải tiến hành xét nghiệm ngay.
Người thì ít mà công việc nhiều nên mọi người đều phải chạy đua với thời gian, có những hôm quên ăn, làm việc hết cường độ, ngày đêm cần mẫn để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác, đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch Covid-19.
Những người làm công tác xét nghiệm SARS-CoV-2 chịu áp lực công việc rất lớn khi hàng ngày phải “làm bạn” với tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Dù đã được tập huấn về các biện pháp bảo đảm an toàn, thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định nhưng nguy cơ, rủi ro lây nhiễm cao và khó lường, nhất là trong nước đã xuất hiện những chủng virus có tốc độ lây lan nhanh.
Kỹ sư Nguyễn Minh Thái, Phó Giám đốc CDC tỉnh Hà Nam cho biết, nhiều ngày qua kể từ khi xuất hiện ổ dịch ở thôn Quan Nhân, hệ thống xét nghiệm chưa phút nào được ngừng nghỉ. Cán bộ thay nhau vận hành xét nghiệm để có kết quả sớm nhất.
Phó giám đốc Nguyễn Minh Thái nhấn mạnh, bên cạnh yêu cầu về kết quả xét nghiệm nhanh chóng thì yêu cầu về chính xác trong kết quả xét nghiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Chỉ cần mất tập trung một chút mà bỏ qua hoặc thao tác không chính xác dù chỉ một bước nhỏ trong quy trình xét nghiệm cũng sẽ làm sai lệch kết quả, ẩn chứa những hệ lụy khó lường với những mối nguy và ảnh hưởng nặng nề đến cả hệ thống phòng, chống dịch Covid-19 của ngành, của tỉnh.
Trong trang phục bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, nhưng ánh mắt đầy nhiệt huyết và tự hào, kỹ thuật viên Vũ Thị Thu Hiền tâm tư, nhiều lúc cũng sợ hãi, nao núng vì chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể bị nhiễm bệnh, nguy cơ lây lan rất cao.
“Tuy nhiên, đã được đào tạo và tôi luyện qua thực tế, nên chúng tôi rất tự tin, luôn động viên nhau cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ”, chị Hiền nói.
Những ngày này, khi công tác phòng chống dịch Covid-19 được đưa lên hàng đầu thì áp lực công việc càng tăng. Những cán bộ làm công tác xét nghiệm không chỉ thực hiện nhiệm vụ phía sau những cánh cửa phòng xét nghiệm, mà họ luôn túc trực và sẵn sàng lên đường chi viện, hỗ trợ các đội cơ động phòng chống dịch khi được điều động. Nhiều trường hợp buổi sáng thực hiện công việc xét nghiệm thì chiều cùng ngày đã xông vào tâm dịch để truy vết, lấy mẫu không chút e dè.
Vượt qua nỗi đau riêng
"Bạn đã bao giờ nhìn thấy một bác sĩ vừa khóc vừa khám cho bệnh nhân chưa? Tôi của ngày hôm nay đấy", lời tâm sự nhói lòng ấy của một nữ bác sĩ đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mở ra một câu chuyện khiến không ít người trào nước mắt.
Xa con cái, xa người thân yêu, bỏ lại sau lưng bố mẹ già yếu ốm đau, không thể kề bên chào tạm biệt lần cuối... Những hy sinh lớn lao ấy của những chiến sĩ áo trắng thật khó có gì đo đếm được. |
Theo lời nữ bác sĩ, buổi sáng chị nhận được tin mẹ của một đồng nghiệp, một người em tại bệnh viện vừa qua đời đêm qua. Hiện, hai vợ chồng bạn ấy đều đang chống dịch tại bệnh viện, không về lo đám tang cho bà được.
Nghĩ đến 2 đứa trẻ được bố mẹ gửi bà ngoại trông để đi chống dịch, giờ bố mẹ vẫn chưa về, bà thì không còn nữa, các cháu sẽ bơ vơ thế nào? Lòng bỗng trĩu nặng…
Lúc đó, lại nhận được tin có bệnh nhân Covid-19 có diễn biến mới, cần thăm khám luôn. Vừa khóc, vừa mặc quần áo phòng hộ chạy ra buồng bệnh khám bệnh nhân…
Là ổ dịch, vừa lo chống dịch vừa phải điều trị cho bệnh nhân Covid-19, các các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang chịu quá nhiều áp lực.
Bác sĩ Phạm Văn Phúc là một trong số các bác sĩ đang điều trị trực tiếp cho bệnh nhân Covid-19 tại Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh.
Ròng rã hơn một năm qua, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác, anh cùng các đồng nghiệp kiên trì bám Bệnh viện, túc trực bên người bệnh với mong muốn duy nhất giúp họ chiến thắng dịch bệnh, trở về với cuộc sống bình thường.
Tuy nhiên, đợt dịch lần thứ 4 này quá khắc nghiệt, lượng bệnh nhân nhiều, Bệnh viện lại trong tình trạng cách ly y tế toàn bộ cơ sở Đông Anh, song vẫn phải tiếp nhận điều trị các ca dương tính nên công việc của bác sĩ, điều dưỡng vất vả bội phần.
Đêm rạng ngày 15/5 là đêm mà bác sĩ Phúc cùng các đồng nghiệp trắng đêm để cấp cứu cho 5 bệnh nhân Covid-19 nặng mới vào, trong số đó có một bệnh nhân có diễn biến ngụy hiểm.
Theo lời bác sĩ Phúc, đó là một đêm có nhiều kỷ lục buồn về lượng bệnh nhân nặng nhập viện. Với 18 bệnh nhân nặng, các y, bác sĩ như bị vắt kiệt sức. “Đợt dịch nào anh em cũng vất vả, nhưng lần này đúng là quá nhiều trường hợp nặng phải cấp cứu lại vào giữa đêm khuya, khiến cán bộ y tế luôn quay như chong chóng”, bác sĩ Phúc kể lại.
Nam bác sĩ cho hay, nếu hỏi anh có mệt không anh không thể nói dối là không nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí, anh và đồng nghiệp luôn sẵn sàng cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân.
“Bệnh viện cũng đã có các kịch bản đối phó tình huống cấp bách xảy ra với đầy đủ trang thiết bị, vật tư cần thiết đảm bảo cho công tác cứu chữa được nhanh nhất” bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ.
Xa con cái, xa người thân yêu, bỏ lại sau lưng bố mẹ già yếu ốm đau, không thể kề bên chào tạm biệt lần cuối... Những hy sinh lớn lao ấy của những chiến sĩ áo trắng thật khó có gì đo đếm được.
Và cũng thật khó để trả lời một cách rõ ràng cho câu hỏi "vì sao mình chọn công việc này?" của nữ bác sĩ kia, nhưng tôi chắc chắn một điều rằng họ đã sống và cống hiến một cách trọn vẹn, đẹp đẽ khi khoác trên mình chiếc áo blouse...
-
Viêm phổi và cúm mùa lây lan nhanh -
Trao giải Báo chí toàn quốc về sức khỏe Nhân dân lần thứ II -
Nỗi lo tai nạn thương tích dịp Tết và cách phòng ngừa -
Quyền lợi bảo hiểm y tế theo phân cấp chuyên môn của 48 bệnh viện -
Tin mới y tế ngày 9/1: Nguy cơ viêm tụy cấp và sỏi thận dịp cuối năm -
Phòng ngừa ngộ độc rượu cuối năm -
Tránh gây hoang mang nhưng không chủ quan, lơ là với virus viêm phổi HMPV
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 10/1 -
2 Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đề xuất giải pháp giúp Lào đột phá trong thu hút đầu tư -
3 Ngân hàng phải báo công an khi phát hiện ít nhất 5 tờ tiền giả trong một giao dịch -
4 Thông tin cụ thể về hướng tuyến, vị trí 31 ga tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng -
5 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
- Japfa Việt Nam lọt Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín
- Ngân Tín Group tiếp tục vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả