
-
Đầu tư và Xây lắp Trường Sơn nộp hồ sơ niêm yết trên sàn HoSE
-
Huy động thành công 780 tỷ đồng, F88 có thêm động lực bứt tốc trước khi lên sàn UPCoM
-
Xử phạt Bảo hiểm Hàng không 260 triệu đồng
-
Doanh nghiệp thành viên PiGroup chậm trả lãi lô trái phiếu 900 tỷ đồng
-
Vingroup vươn lên top 2 vốn hóa; thanh khoản thị trường cải thiện nhẹ -
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường
Ngày 7/8/2023, Bloomberg đưa tin một số nhà sản xuất phân bón lớn của Trung Quốc đã ngừng ký các hợp đồng xuất khẩu mới từ đầu tháng này theo yêu cầu của Chính phủ và hạn chế này chỉ áp dụng đối với phân ure.
Lệnh cấm xuất khẩu này từ Trung Quốc nguyên nhân xuất phát từ việc “quốc gia tỷ dân” đang lo ngại trước diễn biến thị trường lương thực toàn cầu khi Ấn Độ và UAE đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu gạo khiến giá gạo thế giới tăng cao. Trước đó giá lúa mì cũng liên tục lập đỉnh do đứt gãy nguồn cung từ Nga và Ukraine.
![]() |
Giá phân Ure Trung Quốc và Trung Đông - Nguồn: Wichart |
Việc thiếu hụt nguồn cung đối với phân ure đã xảy ra từ hơn 01 tháng trước khi các nhà máy lớn ở khắp nơi trên thế giới như châu Phi, Đông Nam Á đều gặp nhiều vấn đề về kỹ thuật, bảo dưỡng. Điều đó đã khiến giá phân ure tăng mạnh trong hơn 1 tháng qua. Tại Trung Quốc, giá phân ure từ mốc 2.210 CNY/Tấn đã đạt mốc 2.683 CNY/Tấn tại phiên giao dịch ngày 7/8/2023 và dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh khi nguồn cung bị thắt chặt.
![]() |
Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ ure hàng đầu thế giới. Bất kỳ sự sụt giảm đáng kể nào trong xuất khẩu đều có nguy cơ thắt chặt nguồn cung và đẩy giá phân bón toàn cầu tăng cao.
![]() |
Diễn biến giá cổ phiếu phân đạm ở Việt Nam - Nguồn: FireAnt |
Trước thông tin từ Trung Quốc, phiên giao dịch sáng hôm nay (ngày 8/9/2023) cổ phiếu phân bón và hoá chất là tâm điểm. Có cổ phiếu các công ty phân đạm ở Việt Nam như DPM, DCM, DDV đã “trần cứng”.
Kết phiên sáng DCM khớp 5,28 triệu đơn vị, dư mua trần 4,78 triệu đơn vị. DPM khớp 5,1 triệu đơn vị, dư mua trần 3,37 triệu đơn vị; DDV cũng khớp hơn 5 triệu đơn vị, dư mua gần 1 triệu cổ phiếu. Các cổ phiếu khác trong ngành như LAS, BFC, VAF, QBS... cũng trong trạng thái dư mua trần khá lớn.
Giới đầu tư kỳ vọng, việc thiếu hụt nguồn cung thế giới sẽ là cơ hội cho DPM, DCM, DDV tiến ra thị trường thế giới để hưởng lợi về giá. Bởi Việt Nam trong nhiều năm qua là quốc gia thừa nguồn cung về ure, Việt Nam cũng được cho là không chịu áp lực trước khủng hoảng lương thực khi mà nguồn cung gạo ở Việt Nam vẫn rất dồi dào.
Ngoài ra, Việt Nam còn chuẩn bị bước vào vụ lúa đông - xuân cho nên nhu cầu tiêu thụ ure của thị trường trong nước cũng sẽ được đẩy mạnh vào các tháng cuối năm 2023 và đầu 2024. Bởi vậy, các cổ phiếu này có phản ánh nhanh nhạy trên thị trường và thu hút dòng tiền tốt nhất trong nhóm.
Đây là những điều kiện, thông tin hỗ trợ tích cực cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp phân đạm trong những tháng cuối năm 2023.

-
Thông tư 03: Gỡ thêm nút thắt trong tiến trình nâng hạng thị trường -
Góc nhìn TTCK tuần 19-23/5: VN-Index tiệm cận vùng kháng cự, có khả năng điều chỉnh -
Tín hiệu đổi chủ tại Chứng khoán APG -
Rao bán cổ phần PVST lần hai: Không giảm giá, ai sẽ mua? -
Phiên giao dịch cuối tuần: VN-Index giữ vững mốc 1.300 điểm -
Đảm bảo hiệu quả quản lý tài sản công khi tổ chức lại các cấp hành chính -
Những kế hoạch cổ tức làm ấm lòng cổ đông
-
Chiến lược phát triển đa ngành, tăng trưởng bền vững của Doanh nghiệp Nhơn Tân
-
AgriS đồng hành cùng Chính phủ trong chiến lược đột phá nền kinh tế tư nhân và nông nghiệp công nghệ cao
-
Đổi mới sáng tạo trong hành động: Báo cáo chiến lược mới mở ra lộ trình phát triển thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam
-
Môi giới bất động sản tăng 30% khách tiềm năng nhờ công nghệ
-
Wink Hotels ra mắt căn hộ Wink Live© Serviced Residences tại Hải Phòng
-
Đổi mới sáng tạo - Động lực chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt