
-
Doanh nghiệp tính giải pháp giảm tối đa chi phí đầu vào
-
Thuế quan Mỹ: Cú huých cho doanh nghiệp Việt tái cơ cấu thị trường
-
FPT bắt tay với hai “ông lớn” công nghệ Thái Lan, thúc đẩy chuyển đổi số ngành tài chính, bán lẻ
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay
-
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc
Theo số liệu thống kê của Tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm 2022 đạt hơn 30 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Riêng tháng 7, kim ngạch xuất khẩu ghi nhận sut giảm 9,5% so với tháng 6, đạt 3,95 tỷ USD.
Trong 7 tháng đầu năm 2022, điện thoại các loại và linh kiện là nhóm mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, đạt 7,3 tỷ USD, tăng 11,9% so với cùng kỳ năm trước, chiếm 24,5% tỷ trọng xuất khẩu. Tiếp đến là nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 6,6 tỷ USD, tăng 12,5%, chiếm 22,1 % tỷ trọng xuất khẩu.
Những nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng trong 7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước: Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện tăng 59,2%; hàng thủy sản tăng 80,3%; thức ăn gia súc và nguyên liệu tăng 25,1%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 49,2%; xăng dầu tăng 74,6%.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ đứng sau Mỹ. Ngược lại, Việt Nam tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc trong ASEAN và đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trên thế giới sau các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức và Australia.
Trung Quốc cũng là thị trường tiêu thụ nhiều hàng nông sản của Việt Nam, trong đó đặc biệt là các mặt hàng thủy sản, rau quả; hạt điều.
Do thực hiện các giải pháp chống dịch ngặt nghèo, hoạt động giao thương với thị trường này đã gặp không ít trở ngại. Nhiều ngành hàng, nhất là nông sản đã có sự suy giảm mạnh so với cùng kỳ, từ đó kéo xuất khẩu sang Trung Quốc có mức tăng trưởng thấp nhất so với nhiều thị trường chủ lực trong 7 tháng qua.
Các nhóm hàng có sự sụt giảm mạnh, mạnh nhất là rau quả, giảm 34%, hàng dệt may giảm 13,7%, xi măng-clinker giảm 26%, gạo giảm 28%, sản phẩm từ chất dẻo giảm 14%, dầu thô giảm 20,6%, hạt điều giảm 32,7%, túi xách-vali giảm 17%, sản phẩm từ cao su giảm 16%...
Trong khi đó, 7 tháng qua, xuất khẩu sang Mỹ tăng 23,7%, EU tăng 21,1%; ASEAN tăng 25,8%; Hàn Quốc tăng 14,5%; Nhật Bản tăng 12,2%.
Năm 2021, xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 56 tỷ USD, tăng 14,5%, chiếm 16,7% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới.
![]() |
7 tháng 2022, xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt hơn 30 tỷ USD, tăng 5% so với cùng kỳ. |
-
VinSpeed đăng ký làm đường sắt tốc độ cao; Vinatex lo hụt đơn hàng cuối năm; Vietnam Airlines mua 50 tàu bay -
Nhựa Tiền Phong đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất -
Việt - Mỹ đàm phán cấp Bộ trưởng về thuế đối ứng tại Jeju, Hàn Quốc -
TP.HCM nghiên cứu sắp xếp các doanh nghiệp nhà nước thành tập đoàn -
Thực thi Nghị quyết 68: Phải rõ cách làm, ai làm và ai chịu trách nhiệm -
Thay đổi toàn diện quan điểm, tư duy, thái độ về kinh tế tư nhân -
Bài 5: Tư nhân không xin được thương, chỉ xin được thấy
-
Phú Đông Group khánh thành trường mầm non Ô Mây
-
Khoa học công nghệ - Đòn bẩy giúp PV Power bứt phá giai đoạn mới
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Nhượng quyền dịch vụ quốc tế có “người tiên phong”
-
VietOffice 2025 - Triển lãm của những đột phá
-
K&D Trading - 15 năm xây dựng hệ sinh thái hàng Việt tại Canada, góp phần thúc đẩy hàng Việt Nam ra thế giới