-
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025 -
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp
Với chủ đề “ Triển vọng phát triển của ngành Năng lượng tái tạo sau Quy hoạch Điện 8”, buổi gặp gỡ đã đưa ra bức tranh tổng quan về thị trường năng lượng trong giai đoạn tiếp theo, những thuận lợi trong việc phát triển công nghệ sản xuất điện năng lượng tái tạo trên thế giới, những khó khăn sắp tới từ khía cạnh thiết bị, thi công, cũng như quy mô và khẩu vị thị trường vốn Việt Nam và thế giới đối với ngành này.
Theo bà Trần Thị Khánh Hiền, Giám đốc Khối Phân tích (Công ty Chứng khoán VNDirect), phát triển năng lượng tái tạo là xu thế tất yếu không thể thay đổi khi nhu cầu tiêu thụ điện của Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng kép hơn 8% trong giai đoạn 2022-2030 và 78% tập đoàn sản xuất lớn trên thế giới sẽ loại bỏ các nhà cung ứng chậm chuyển đổi vào năm 2025.
Tại Đông Nam Á, Việt Nam đang dẫn đầu cuộc đua năng lượng tái tạo với 16.000 MW điện mặt trời và khoảng 5.000 MW điện gió.
Đặc biệt, năng lượng tái tạo đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình tư nhân hoá ngành điện. Tính đến cuối năm 2021, các nhà máy điện độc lập chiếm 41,3% tổng công suất lắp đặt toàn hệ thống, từ mức chỉ 18,4% vào năm 2018, một năm trước khi làn sóng điện mặt trời đầu tiên được hình thành.
Tỷ trọng sản lượng năng lượng tái tạo tặng mạnh từ mức 4-5% đầu năm 2020 đến 14 -15% trong 8 tháng đầu năm 2022.
Trong bối cảnh vĩ mô trên, bà Đỗ Tú Anh, Phó tổng giám đốc Trungnam Group chia sẻ, Tập đoàn này đã đưa ra những kế hoạch tiếp cận công nghệ, thiết bị, kiểm soát chi phí, đấu thầu, và giải pháp tài chính cụ thể nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực đầy tiềm năng, phù hợp với xu hướng toàn cầu cũng như cam kết phát thải ròng về 0 của Chính phủ tầm nhìn 2050.
Mục tiêu tăng trưởng doanh thu bán điện của Trungnam Group từ mức 200 triệu USD năm 2021 lên tới 1 tỷ USD vào năm 2026, biên lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay (EBITDA) đạt khoảng 90%.
Bên cạnh đó, với vai trò là doanh nghiệp tư nhân có công suất phát điện lớn nhất hiện tại với 1.610 MW phát lên lưới điện quốc gia, Trungnam Group cũng chia sẻ kỳ vọng của mình vào Quy hoạch điện VIII sắp được Chính phủ thông qua, trong đó Tập đoàn có kế hoạch tham gia đấu thầu một loạt các dự án điện gió trên bờ và gần bờ tại các tỉnh Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng Sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Tâm Tiến, Tổng giám đốc Trungnam Group cũng cho biết, trong bối cảnh kinh tế, chính trị toàn cầu hiện nay, sự cạnh tranh của các nhà đầu tư năng lượng tái tạo để có thể mua sắm thiết bị và kiểm soát chi phí là rất khốc liệt. Trungnam Group may mắn có được kinh nghiệm triển khai thành công, đúng tiến độ, đúng kế hoạch và đúng ngân sách với hơn 10 dự án tại Việt Nam, và vì thế luôn nhận được sự ưu ái từ các nhà cung cấp thiết bị, các tổ chức tài chính song phương, đa phương và ngân hàng trong nước.
“Trong quá khứ, Trungnam Group đã thành công nhờ sự chuẩn bị kỹ càng. Đó là thuận lợi rất lớn làm nền tảng, cơ sở cho chúng tôi tiếp tục triển khai các dự án tương lai. Ngày 01/11 vừa qua Trungnam Group cũng vừa ký Hợp tác chiến lược với Siemens Gamesa tại Hà Nội và làm việc thêm với các quỹ tín dụng của Đan Mạch, Đức như một sự chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo”, ông Tiến nói.
Song song với mảng năng lượng, Trungnam Group cũng có nguồn thu nhất định đến từ các lĩnh vực trong hệ sinh thái của mình bao gồm hạ tầng, xây dựng, công nghiệp điện tử, bất động sản,... tất cả các lĩnh vực đang vận hành và bổ trợ cùng nhau phát triển, đảm bảo sự tăng trưởng chung của doanh nghiệp.
Thông qua các chỉ số tài chính tăng trưởng tích cực, chiến lược kinh doanh cụ thể, cùng với năng lực triển khai các dự án quy mô lớn, Trungnam Group cũng đặt ra nhiều mục tiêu tham vọng nhằm củng cố vị thế nhà đầu tư năng lượng số 1 Việt Nam.
-
Năm 2024, số doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động tăng 7,1% -
Quảng Ngãi rà soát toàn bộ quá trình cổ phần hóa Công ty QISC -
Coteccons vinh dự đón nhận danh hiệu "VNR Top 50 Vietnam The Best" bảy lần liên tiếp -
Nhu cầu tăng cao, Vietnam Airlines nhận thêm 3 máy bay phục vụ Tết Ất Tỵ 2025
-
Bước chuyển mình mạnh mẽ của SMC: Tái định vị thương hiệu, vươn tầm quốc tế -
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Làm rõ phản ánh "Vicem lỗ thêm nghìn tỷ" -
TKV lên kế hoạch tiêu thụ 50 triệu tấn than -
Bảo Minh và hành trình khẳng định thương hiệu nhà phát triển khu công nghiệp -
Tập đoàn Điện gió Shanghai Electric muốn hợp tác với EVN làm điện gió -
Regal Group tái cấu trúc hoạt động, chuyển nhượng mảng môi giới bất động sản -
Doanh thu năm 2024 của Vicem đạt 27.150 tỷ đồng
- Newtown Diamond tại Đà Nẵng có gì thu hút nhà đầu tư mới?
- Agribank tiếp sức doanh nghiệp với 5 chương trình tín dụng ưu đãi đặc biệt năm 2025
- Cathay Life lọt Top Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam
- ACB năm 2024: Tăng trưởng bứt phá, quản trị rủi ro hiệu quả
- Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
- Doanh nghiệp nhỏ chạy nước rút ăn Tết