
-
Bình Định: 100% doanh nghiệp đang hoạt động khai thuế và hoàn thuế điện tử
-
Một năm “tự hào” của Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang: Đẩy mạnh nền tảng số O2O, Masan duy trì chỉ số ổn định
-
Sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới vẫn giảm, dù tốc độ đã chậm lại
-
Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 1/2023 giảm 8%
-
Thái Bình phát động doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh năm 2023 -
Năm 2022, GELEX Electric ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.119 tỷ đồng
Từ 1/7, bán hàng qua thương mại điện tử vào EU phải đóng thuế
Từ 1/7/2021, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào muốn bán trực tuyến vào EU đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU và phải đóng thuế.
![]() |
Bán hàng vào EU qua thương mại điện tử phải đóng thuế từ 1/7/2021 (Ảnh: Lô hàng vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang EU qua thương mại điện tử xuyên biên giới). |
Từ 01/07/2021, Chỉ thị của Hội đồng châu Âu về việc áp thuế VAT đối với các giao dịch điện tử theo phương thức từ doanh nghiệp đén khách hàng sẽ chính thức được áp dụng.
Theo đó, bất kỳ nhà bán hàng online, sàn giao dịch thương mại điện tử nào đều phải đăng ký kinh doanh ở một nước thành viên EU bất kỳ nếu muốn bán hàng trực tuyến vào EU.
Khi tiến hành bán hàng, người bán hoặc sàn giao dịch phải thu thuế VAT theo mức tại nước của người mua (nghĩa là sàn giao dịch hoặc người bán phải biết thuế VAT của nước khách hàng.
Với quy định mới này, nếu Người bán đăng ký trên thủ tục một cửa nhập khẩu ( IOSS) của từng nước thành viên, khách hàng sẽ biết giá cuối cùng, đã bao gồm VAT, không có phí hoặc lệ phí ẩn.
Nếu Người bán không đăng ký IOSS, khách mua hàng trực tuyến sẽ thanh toán VAT khi nhập khẩu hàng hóa vào EU. Các nhà cung ứng dịch vu logistics như bưu điện hoặc người giao hàng có thể tính thêm phí thông quan cho khách hàng để thu khoản VAT này và hoàn thành các thủ tục cần thiết khi nhập khẩu hàng hóa.
Vì khách hàng EU đã quen với giá bao gồm VAT, việc thanh toán các khoản phí bổ sung tại thời điểm nhận hàng có thể dẫn đến việc khách hàng từ chối gói hàng được đề cập.
Do vậy, đối với những sàn giao dịch thương mại điện tử hoặc doanh nghiệp thương mại điện tử muốn cung ứng hàng vào EU thì cần phải đăng ký kinh doanh tại một nước thành viên EU và chỉ định một đối tác tại nước EU đó để làm các thủ tục khai báo và nộp thuế VAT theo quy định.
Theo Bộ Công Thương, thời gian vừa qua, bưu điện của Bi đã thử nghiệm thu phí đối với giao dịch thương mại điện tử ngoài EU trong bối cảnh chưa có nhà kinh doanh nào đăng ký IOSS thì mua hàng trực tuyến từ ngoài EU vào EU đang gặp nhiều khó khăn khi chi phí gia tăng rất nhiều (đối với những món hàng vài chục Euro, thuế VAT tương ứng thì vài euro, nhưng phí khai thuế VAT của bưu điện lại lên đến hơn mười Euro. Nếu tính trên tỷ giá mặt hàng thì rất lớn) và do đó, có nhiều khách hàng từ chối nhận hàng hoặc hoàn trả sản phẩm.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư
-
Xuất khẩu hàng hóa năm 2023 chịu nhiều thách thức -
Thái Bình phát động doanh nghiệp thi đua đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh năm 2023 -
Coteccons (CTD) thoát lỗ nhờ hoàn nhập các chi phí -
Năm 2022, GELEX Electric ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 1.119 tỷ đồng -
Giá điện đứng im, EVN lo lỗ hơn 93.000 tỷ đồng -
Khó khăn bủa vây, Masan vẫn mở mới 730 WinMart+ và WIN trong năm 2022 -
Chuỗi Phúc Long sắp chinh phục thị trường quốc tế
-
Vinmec chính thức gia nhập hệ thống liên kết toàn cầu của Cleveland Clinic (Mỹ)
-
Hỗ trợ thể chất toàn diện cho nhân viên tại Tapestry
-
Techcombank thông báo về việc Đăng ký kinh doanh thay đổi lần thứ 56
-
Cơ hội thoát vùng an toàn, thử thách bản thân tại Unilever
-
Vietnam Airlines Group phục vụ 2,4 triệu khách dịp cao điểm Tết Quý Mão 2023
-
Công ty Cổ phần Viễn thông Di động Vietnamobile thông báo mời thầu