
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. |
Theo Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 7/2022, sản lượng hành khách thông qua các cảng hàng không của Việt Nam đã đạt gần 12 triệu lượt hành khách, trong đó, sản lượng khách trên các chuyến bay nội địa đạt hơn 10,5 triệu lượt hành khách tăng 40,3% so với tháng 7/2019 (cùng thời điểm cao điểm hè nhưng trước dịch Covid-19) và tăng gần 6% so với tháng 6/2022.
Trong tháng 7/2022, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 33.955 chuyến bay, trong đó: 28.115 chuyến đúng giờ, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 82,8%, giảm 14,3 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 5.840 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 17,2%, tăng 14,3 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 43 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 0,13%, giảm 5 điểm so với cùng kỳ năm 2021.
Tính chung trong 7 tháng đầu năm 2022, các hãng hàng không Việt Nam thực hiện 177.744 chuyến bay, tăng 73,2% so với cùng kỳ; trong đó: chuyến đúng giờ là 153.594, chiếm tỷ lệ đúng giờ (OTP) là 86,4%, giảm 8,4 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 24.150 chuyến bị chậm giờ chiếm tỷ lệ: 13,6%, tăng 8,4 điểm so với cùng kỳ năm 2021; 801 chuyến bay bị hủy chiếm tỷ lệ: 0,4%, giảm 1,5 điểm so với cùng kỳ năm 2021.
Nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ OTP giảm trong thời gian vừa qua là do điều kiện hạ tầng tại các cảng hàng không của Việt Nam đang trong tình trạng quá tải, đặc biệt là Tân Sơn Nhất và Nội Bài; mưa dông bất thường tại một số địa phương có cảng hàng không và đặc biệt là các nguyên nhân chủ quan từ hãng hàng không, khi không có đủ nhân lực, đặc biệt là đội ngũ phi công, tiếp viên, nhân viên phục vụ mặt đất… sau Covid 19.
Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch chưa tốt của các đơn vị liên quan để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến, khiến tình trạng chuyến bay bị chậm, huỷ trong tháng 7/2022.
Để hạn chế tình trạng chậm, huỷ chuyến bay, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam đã yêu cầu Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) bố trí trang thiết bị, nguồn lực tối đa trong giai đoạn cao điểm nhằm tăng cường năng lực khai thác của các sân bay đặc biệt là các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất; Đối với các Công ty cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu bố trí trang thiết bị, nguồn lực đảm bảo giải tỏa nhanh hành khách, hàng hóa sau khi chuyến bay hạ cánh.
Đối với các hãng hàng không Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu bố trí các chuyến bay đêm nhằm giảm áp lực đối với cảng hàng không; đảm bảo bố trí tàu bay, trang thiết bị, vật tư dự phòng để kịp thời bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay; thực hiện nghiêm các chuyến bay theo đúng slot đã được cấp; luôn luôn bố trí đại diện có thẩm quyền giải quyết thắc mắc, khiếu nại của hành khách.

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)