
-
CII đề xuất đầu tư 4 cây cầu tại Thủ Thiêm theo hình thức BT mới
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt 21,52 tỷ USD sau 6 tháng năm 2025
-
Bảo đảm tiến độ hoàn thành các dự án hạ tầng phục vụ Hội nghị APEC 2027 tại Phú Quốc
-
Nút thắt mặt bằng “ghìm chân” hai dự án ven biển ở Quảng Trị
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới
![]() |
Một vụ tai nạn trên Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên |
Đây là kiến nghị của UBND tỉnh Thái Nguyên trong công văn số 3049/UBND – CNN gửi Văn phòng Chính phủ cho ý kiến về việc dừng triển khai Dự án đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên và Chợ Mới – Bắc Kạn theo hình thức BOT.
Theo ông Vũ Hồng Bắc – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, Dự án Quốc lộ 3 mới Hà Nội-Thái Nguyên giai đoạn I được Bộ Giao thông vận tải triển khai xây dựng từ năm 2009, hoàn thành đưa vào sử dụng từ tháng 7/2013. Đây là dự án có ý nghĩa quan trọng với tỉnh Thái Nguyên trong việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thong trên địa bàn, đặc biệt là kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Qua 5 năm đưa vào khai thác, tuyến Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên đã bắt đầu xuống cấp, nhiều đoạn bị lún võng, mặt đường rạn nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT. Bên cạnh đó, do sự phát triển lớn mạnh của các KCN trong tỉnh như Yên Bình, Điềm Thụy, Sông Công dẫn đến nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng.
Đặc biệt, riêng Tập đoàn Samsung đã đầu tư 6,23 tỷ USD vào KCN Yên Bình, sử dụng khoảng 80.000 lao động, sử dụng 600 xe vận chuyển công nhân (khoảng 1.200 chuyến xe/ngày), chủ yếu lưu thông trên tuyến Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên. Với lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao, vào giờ cao điểm, giao thông trên Quốc lộ 3 mới thường xuyên ùn tắc.
Đây là lý do, UBND tỉnh Thái Nguyên cho rằng, việc tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới Hà Nội – Thái Nguyên, đoạn từ Km26+900 đến Km63+800 đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc như đoạn từ Km0 – Km26+900 là hết sức cần thiết.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư lại đồng thuận với đề xuất của Bộ Giao thông vận tải về việc dừng triển khai Dự án đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên và Chợ Mới – Bắc Kạn theo hình thức BOT.
Cụ thể, Bộ Kế hoạch và đầu tư cho biết, Dự án đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc theo hình thức BOT đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý về mặt nguyên tắc tại văn bản số 1501/TTg – KTN ngày 28/5/2015.
Căn cứ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1883/TTg – CN ngày 11/12/2017 và của Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng tại văn bản số 5803/VPCP – CN ngày 13/7/2016, Bộ Giao thông vận tải đã nghiên cứu phương án đầu tư xây dựng tuyến Chợ Mới – Bắc Kạn. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng phương án điều chỉnh phạm vi Dự án đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên đáp ứng quy mô cao tốc để đầu tư thêm đoạn Chợ Mới – Bắc Kạn.
Tuy nhiên, tuyến Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên được đầu tư từ nguồn vốn ODA nên việc hoàn thiện tuyến này theo tiêu chuẩn cao tốc và tiến hành thu phí là không phù hợp với Nghị quyết số 437/NQQ – UBTVQH14 ngày 21/10/2017 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về một số nhiệm vụ và giải pháp tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư và khai thác các công trình giao thông theo hình thức BOT và Nghị quyết số 83/NQ –CP ngày 26/6/2018 của Chính phủ về việc triển khai Nghị quyết số 437.
Mặt khác, theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư độc lập đoạn Chợ Mới – Bắc Kạn theo hình thức BOT cũng không khả thi về phương án tài chính để kêu gọi các nhà đầu tư tư nhân.
Vì vậy, việc Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng cho dừng Dự án đầu tư hoàn chỉnh Quốc lộ 3 mới đoạn Hà Nội – Thái Nguyên và Chợ Mới – Bắc Kạn theo hình thức BOT là phù hợp với Nghị quyết số 437 và Nghị quyết số 83 cũng như diễn biến thực tế.
Liên quan đến việc bố trí vốn để trả nợ đọng XDCB cho Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, hiện nay chưa có chủ trương sử dụng nguồn vốn dự phòng kế hoạch vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2016 – 2020. Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho rằng đề nghị sử dụng nguồn vốn này để thanh toán nợ đọng cho Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới của Bộ Giao thông vận tải là chưa có cơ sở xem xét tại thời điểm này.
-
Nghiên cứu vật liệu thay thế cát xây dựng ở Đà Nẵng -
Khu thương mại tự do Đà Nẵng mở ra giai đoạn phát triển mới -
Giao cơ quan chủ quản đầu tư cao tốc Bắc Kạn - Cao Bằng vốn 29.893 tỷ đồng -
Dồn dập đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước thải ở TP.HCM -
Môi trường kinh doanh Việt Nam trong mắt nhà đầu tư Mỹ: Cơ hội vẫn hiện hữu -
Mời đầu tư dự án nhà ở xã hội hơn 818 tỷ đồng; Duyệt 2 khu đô thị hơn 54.000 tỷ đồng -
Hải Phòng: Tăng sức hút với nhà đầu tư
-
Megan Holdings chính thức trở thành Đại lý phân phối dự án Sun Elite City
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”