
-
Samsung sử dụng điện mặt trời mái nhà cho nhà máy tại Việt Nam
-
Giải pháp công nghệ thúc đẩy phát triển cảng biển xanh từ Schneider Electric
-
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon
-
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu
-
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn vay khi chuyển đổi xanh
Bộ Nông nghiệp - Phát triển Nông thôn và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) vừa ký văn kiện Dự án “Tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu khu vực Tây Nguyên và Nam Trung Bộ” (SACCR).
Dự án sẽ được triển khai tại 5 tỉnh là Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận và Khánh Hòa trong giai đoạn 6 năm từ 2021 – 2026.
Dự án sẽ mang lại lợi ích trực tiếp cho hơn 222.400 người dân các địa phường, hưởng lợi từ các hệ thống thủy lợi hiện đại hóa, cải thiện an ninh nguồn nước và các lựa chọn sinh kế, nâng cao kiến thức về rủi ro khí hậu và khả năng chống chịu kỹ thuật nông nghiệp và khả năng tiếp cận với các thông tin tư vấn về khí hậu và thị trường. Tổng vốn của toàn bộ dự án là trên 30,2 triệu USD.
Năm tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung bộ nhận được tài trợ 30,2 triệu USD để chống chịu nắng hạn. |
Dự án gồm 2 hợp phần: Tăng cường an ninh nguồn nước cho sản xuất nông nghiệp của nông hộ quy mô nhỏ dễ bị tổn thương trong bối cảnh biến động về lượng mưa và hạn hán do biến đổi khí hậu; Tăng khả năng chống chịu về sinh kế cho nông hộ nhỏ thông qua nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tiếp cận thông tin khí hậu, tài chính và thị trường.
Mục tiêu của dự án là nhằm tăng cường khả năng thích ứng sản xuất của nông hộ nhỏ, dễ bị tổn thương do tình trạng mất an ninh nước vì biến đổi khí hậu. Dự án góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi cách thức sản xuất quy mô nông hộ nhỏ, ngắn hạn, mang tính đối phó sang các biện pháp mang tính tổng hợp thông qua quản lý nguồn nước, sản xuất chủ động dựa trên thông tin về rủi ro khí hậu.
Riêng tại tỉnh Đắk Nông, dự án được thực hiện tại các huyện Cư Jút, Đắk Mil, Krông Nô, với tổng mức đầu tư 126,995 tỷ đồng, gồm vốn tài trợ không hoàn lại từ dự án và vốn đối ứng của UBND tỉnh.

-
Đề xuất lập Quỹ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả -
Nông nghiệp công nghệ cao cần thêm nguồn lực từ doanh nghiệp -
Hải Phòng muốn tái đầu tư nguồn thu từ giao dịch tín chỉ các-bon -
Hà Nội: Hơn 1.000 ha đất lúa được chuyển đổi mục đích sử dụng hàng năm -
Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng lĩnh vực kinh tế ngành với 36 nhóm chỉ tiêu -
Tăng cường năng lực quản lý để ứng phó với tính phức tạp của sàn giao dịch các-bon -
Ngày Trái đất 22/4: Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 1)
-
Tự hào một Dân tộc: Khúc ca Khải hoàn qua 50 năm Thống nhất
-
SeABank tăng 173 bậc trong bảng xếp hạng FAST500
-
Đất Xanh Miền Tây trong kỷ nguyên mới: Vững bước trở thành nhà phát triển dự án toàn diện hàng đầu Miền Tây
-
Nhựa Tiền Phong khánh thành 3 cây cầu nối yêu thương tại Long An, Kiên Giang, Hậu Giang
-
Nguồn vốn Agribank thúc đẩy kinh tế tư nhân phát huy vai trò trụ cột quan trọng của nền kinh tế