-
Tiếp cận y tế toàn diện, hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam -
Cảnh báo tỷ lệ học sinh sử dụng thuốc lá mới đang gia tăng -
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Vắc-xin Vero Cell được bào chế dưới dạng hỗn dịch tiêm, mỗi liều 0,5 ml chứa với 6.5U kháng nguyên Sars-Cov-2 bất hoạt, được sản xuất tại Viện Sinh phẩm Bắc Kinh, thuộc Tập đoàn dược Sinopharm, Trung Quốc.
Vero Cell được Việt Nam phê duyệt dựa trên dữ liệu an toàn, chất lượng và hiệu quả do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cung cấp cho Bộ Y tế tính đến ngày 29/5, và cam kết về tính chính xác của các tài liệu đã cung cấp.
Được biết, đây là vắc-xin Covid-19 thứ ba được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca và Sputnik V. |
Theo yêu cầu của Bộ Y tế, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương có trách nhiệm phối hợp với nhà sản xuất, bảo đảm các điều kiện sản xuất vắc-xin nhập khẩu vào Việt Nam và bảo đảm an toàn, hiệu quả và chất lượng.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế, xây dựng kế hoạch kiểm định; cung cấp mẫu thử, nguyên vật liệu, hóa chất thử nghiệm và các vấn đề liên quan khác cho việc kiểm định các lô vắc-xin này trước khi đưa ra sử dụng.
Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn việc bảo quản, phân phối và sử dụng vắc-xin này cho các cơ sơ tiêm chủng, đồng thời triển khai hệ thống cảnh giác dược toàn diện đối với vắc-xin Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, Viện phối hợp Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo, Bộ Y tế cùng đơn vị có đủ điều kiện tổ chức thực hiện việc đánh giá tính an toàn và hiệu quả của vắc-xin.
Được biết, đây là vắc-xin Covid-19 thứ ba được Việt Nam phê duyệt khẩn cấp, sau AstraZeneca và Sputnik V.
Vắc-xin Covid-19 của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép vào ngày 24/12 năm ngoái, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp trong tháng 5.
Tính đến đầu tháng 5, ít nhất 42 quốc gia và vùng lãnh thổ đang sử dụng vắc-xin Covid-19 của Sinopharm. Tổng số liều đã cung cấp là 200 triệu, sau vắc-xin của các hãng AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Moderna.
Về nguồn cung vắc-xin Covid-19, theo Bộ Y tế, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19.
Ngày 2/6, Bộ Y tế đã đạt được thoả thuận mua 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V của Nga. Trước đó, tháng 5/2021, Moderna đã uỷ quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam.
Với vắc-xin của Pfizer/BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng.
Ngày 20/5, Bộ ký hợp đồng vắc-xin. Số vắc-xin này sẽ được cung ứng trong quý 3, 4 của năm 2021 theo tiến độ quý 3: 15,5 triệu liều; quý 4: 15,5 triệu liều.
Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 qua nguồn COVAX, trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 có hơn 1,682 triệu liều đã về ngày 16-5. Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc-xin phòng Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
-
Đề xuất cơ chế đặc thù gỡ khó cho Dự án Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 -
Tìm nguyên nhân vụ ngộ độc khiến 2 người tử vong -
Thành tựu y khoa trong lĩnh vực can thiệp bào thai tại Việt Nam -
Chiến lược truyền thông toàn diện và sáng tạo chống thuốc lá mới hướng tới giới trẻ -
Tình trạng lạm dụng kháng sinh toàn cầu -
Hà Nội sẽ xây dựng 5 tổ hợp y tế chất lượng cao -
Thành lập 5 đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up