-
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Bộ Y tế ban hành thông tư về thanh toán dịch vụ kỹ thuật thuộc phạm vi bảo hiểm y tế -
Qua thanh, kiểm tra, phát hiện nhiều vi phạm an toàn thực phẩm -
Bộ Y tế ban hành danh mục và thanh toán thuốc bảo hiểm y tế -
Tin mới y tế ngày 20/11: Bộ Y tế quy định 5 tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện -
Tổ hợp Y tế Phương Đông bị xử phạt vì vi phạm an toàn thực phẩm
Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho hay, xã hội hóa vắc-xin không chỉ về mặt tài chính mà còn là nguồn cung vắc-xin. Theo đó, tất cả doanh nghiệp có điều kiện kết nối được với các hãng vắc-xin đều có thể tăng nguồn cung vắc-xin.
Caption ảnh |
Tuy nhiên, vắc-xin là thuốc đặc biệt, đòi hỏi quá trình vận chuyển, bảo quản nghiêm ngặt, chuẩn kỹ thuật. Theo chuyên gia, không phải cứ kết nối được là doanh nghiệp có thể mang vắc-xin về được mà cần phải qua một số đơn vị được công nhận năng lực (theo cập nhật của Bộ Y tế là 36 công ty) về bảo quản, vận chuyển vắc-xin.
"Chúng ta cần đảm bảo loại vắc-xin nhập về phải an toàn, hiệu quả và có 2 yếu tố: Vắc-xin Covid-19 nhập về phải là loại được phép lưu hành tại Việt Nam và phải do đơn vị có năng lực (bảo quản, vận chuyển…) nhập khẩu, phân phối", nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho hay.
Cũng theo chuyên gia, xã hội hóa vắc-xin Covid-19 là việc làm cần thiết trong bối cảnh hiện nay, thể hiện chống dịch như chống giặc và toàn dân tham gia chống giặc.
Theo đó, xã hội hoá vắc-xin có nhiều cách. Chẳng hạn, các doanh nghiệp, đơn vị có thể tham gia kết nối đưa vắc-xin về Việt Nam hoặc nhận chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin của các nước trên thế giới; cách khác là giúp đỡ bằng kinh phí để mua vắc-xin.
Trước đó Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã khẳng định, Bộ Y tế sẽ tạo điều kiện tối đa cho tất cả các địa phương và đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình nhập khẩu, cấp phép nhập khẩu, kiểm định vắc-xin.
Kể cả trong trường hợp nhà sản xuất yêu cầu về trách nhiệm miễn trừ thì Bộ Y tế sẽ có trách nhiệm báo cáo với Chính phủ và Bộ Y tế sẽ là cơ quan của Chính phủ thực hiện.
“Trong trường hợp doanh nghiệp không có điều kiện tiêm chủng thì Bộ Y tế sẽ chỉ đạo hệ thống tiêm chủng của nhà nước thực hiện tiêm chủng vắc-xin này”, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nói.
Đồng thời theo Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long, Bộ Y tế đã xem xét và rà soát lại tất cả các quy trình, thủ tục trong vấn đề về cấp phép và đánh giá kiểm định chất lượng.
Theo đó, đối với các loại vắc-xin đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cấp phép thì trong vòng 5 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ hợp pháp, hợp lệ và uỷ quyền của nhà sản xuất, Hội đồng cấp phép về vắc-xinvà sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định và cấp phép cho vắc-xin ấy.
Khi vắc-xin được nhập khẩu vào Việt Nam, trong vòng 2 ngày, nếu có đầy đủ hồ sơ hợp lệ về nhập khẩu vắc-xin vào Việt Nam và uỷ quyền của nhà sản xuất thì Hội đồng cấp phép về vắc-xin và sinh phẩm của Bộ Y tế sẽ tiến hành họp, thẩm định, rà soát lại toàn bộ hồ sơ và cho phép tiến hành xuất xưởng lô vắc-xin đó để có thể sử dụng theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới.
Bộ trưởng Bộ Y tế cam kết Bộ này sẽ cắt giảm tối đa thời gian xử lý thủ tục hành chính, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng vắc-xin, đảm bảo an toàn vắc-xin và chống việc giả mạo vắc xin.
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đồng thời nhấn mạnh, Bộ Y tế khuyến khích tất cả cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu trực tiếp vắc-xin về Việt Nam, nếu có uỷ quyền chính thức của nhà sản xuất.
Đối với địa phương đã đăng ký làm việc với Bộ Y tế và cho biết có thể tiến hành mua vắc-xin của các doanh nghiệp, tập đoàn, Bộ Y tế sẵn sàng tạo điều kiện cho địa phương tiếp cận.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Y tế lưu ý cũng lưu ý, hiện nay có tình trạng nhiều bên đứng ra làm đại diện môi giới vắc-xin.
"Do vậy các địa phương, tập đoàn, doanh nghiệp nên làm việc trực tiếp với nhà sản xuất vắc-xin, hoặc đơn vị được nhà sản xuất ủy quyền, không nên qua bên thứ 3, để tránh nguy cơ mua phải vắc-xin giả mạo hoặc bị lừa đảo, như tổ chức Interpol đã cảnh báo", Bộ trưởng Bộ Y tế nêu.
Về nguồn cung vắc-xin Covid-19, theo Bộ Y tế, dự kiến trong năm 2021, Việt Nam sẽ có hơn 120 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19. Theo đó, ngoài vắc-xin AstraZeneca, trong năm nay Việt Nam đã đàm phán để có thêm vắc-xin của Moderna (5 triệu liều), của Pfizer (31 triệu liều) và 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V.
Ngày 2/6, Bộ Y tế đã đạt được thoả thuận mua 20 triệu liều vắc-xin Sputnik V của Nga. Trước đó, tháng 5/2021, Moderna đã uỷ quyền cho một công ty phân phối 5 triệu liều cho Việt Nam.
Với vắc-xin của Pfizer/BioNTech, Bộ Y tế cho biết đã làm việc với hãng về việc mua 31 triệu liều ngay từ tháng 10/2020 khi vắc-xin đang thử nghiệm lâm sàng.
Ngày 20/5, Bộ ký hợp đồng vắc-xin. Số vắc-xin này sẽ được cung ứng trong quý 3, 4 của năm 2021 theo tiến độ quý 3: 15,5 triệu liều; quý 4: 15,5 triệu liều.
Trước đó, Bộ Y tế đã đàm phán thành công 38,9 triệu liều vắc-xin Covid-19 qua nguồn COVAX, trong đó lô thứ nhất với 811.200 liều đã về Việt Nam vào ngày 1/4, lô thứ 2 có hơn 1,682 triệu liều đã về ngày 16-5.
Ngoài ra, Bộ Y tế đã đăng ký với COVAX để mua thêm vắc-xin phòng Covid-19 theo cơ chế cùng chia sẻ chi phí.
Bên cạnh vấn đề vắc-xin, hiện Việt Nam đang chạy đua để dập dịch tại 3 ổ dịch lớn là Bắc Giang, Bắc Ninh và TP.HCM.
Cùng với sự phức tạp tại các ổ dịch là nỗi lo khi số ca mắc Covid-19 tăng rất cao, đồng nghĩa số bệnh nhân nặng, tử vong cũng nhiều hơn và không chỉ ở người già. Nếu hệ thống dự phòng vỡ trận, hệ thống điều trị cũng vỡ, vậy nên không được phép lơ là, chủ quan.
Về vấn đề điều trị bệnh nhân Covid-19, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết 80% bệnh nhân Covid-19 tại Việt Nam ở tình trạng nhẹ, không triệu chứng. 20% còn lại là những người tiên lượng nặng. Trong đó, 5% bệnh nhân rất nặng, phải thở máy, ECMO.
Theo ông Khuê, nhóm triệu chứng nhẹ quan trọng nhất là thực hiện tốt kiểm soát nhiễm khuẩn và nâng cao thể trạng. Với những ca tiên lượng nặng, thầy thuốc phải tập trung điều trị, theo dõi sát, tránh để sức khỏe của họ chuyển biến xấu.
Và 96 ca ghi nhận trong nước tại Bắc Giang (55), Bắc Ninh (14), TP. Hồ Chí Minh (19), Hà Nội (6), Long An (2).
Tính đến 12h ngày 3/6, Việt Nam có tổng cộng 6.446 ca ghi nhận trong nước và 1.526 ca nhập cảnh. Số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/4 đến nay: 4.876 ca
-
Tin mới y tế ngày 22/11: Ứng dụng y tế từ xa tăng tiếp cận dịch vụ y tế cho người yếu thế -
Nguy cơ tiềm ẩn từ lạm dụng phụ gia thực phẩm không rõ nguồn gốc -
Quốc hội chốt quy mô dự án mới về dược được ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt -
Tăng thuế thuốc lá là chiến lược quan trọng giảm tử vong và gánh nặng bệnh tật -
Mối lo ngại về an toàn thực phẩm trước cổng trường học -
Tin mới y tế ngày 21/11: Những điểm mới trong phòng, chống đại dịch HIV tại Việt Nam -
Hy vọng mới cho bệnh nhân ung thư hàm mặt
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025