
-
Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 22/5: Sống hài hòa với thiên nhiên và phát triển bền vững
-
ABBank hợp tác SVF thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa sáng tạo, phát triển bền vững
-
Văn phòng xanh, thông minh là xu thế của thời đại
-
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh
-
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp
Ban quản lý các khu công nghiệp (KCN) tỉnh Lâm Đồng vừa báo cáo UBND tỉnh về tình hình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2023.
Theo đó, hiện nay trong các KCN có 54 doanh nghiệp/dự án (trong đó 17 dự án FDI) đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Trong đó, tại KCN Lộc Sơn có 30 dự án (7 dự án FDI) và KCN Phú Hội có 24 dự án (10 dự án FDI).
Các sản phẩm đặc trưng tại KCN gồm trà; cà phê (nhân, hòa tan); rau, củ, quả tươi, đông lạnh, sấy khô các loại; sản phẩm lụa tơ tằm, may mặc, dệt len; vật liệu xây dựng (ngói màu, gạch); hàng trang trí nội thất, gỗ ghép; chế biến khoáng sản (đá granite, basalt, cao lanh, diatomite); bia, rượu xuất khẩu; sản phẩm nấm mỡ chất lượng cao,…
Mặc dù hoạt động sản xuất kinh doanh đối mặt với khó khăn, thách thức như giá xăng dầu, nguyên, nhiên, vật liệu, vật tư đầu vào biến động mạnh; thiếu hụt nguồn cung đầu vào, tăng chi phí sản xuất; xuất khẩu gặp nhiều thách thức khi đơn hàng, các thị trường lớn, truyền thống bị thu hẹp do sức cầu suy giảm…, nhưng các doanh nghiệp tại KCN sớm ổn định hoạt động sản xuất - kinh doanh; từ đó góp phần giải quyết đầu ra cho các mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh, giải quyết việc làm cho người dân địa phương và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp của tỉnh.
Tuy vậy, đến nay, KCN Phú Hội vẫn chưa xây dựng Trạm xử lý nước thải tập trung do phải điều chỉnh lại dự án và chưa được đầu tư cấp vốn ngân sách.
Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa thực hiện điều chỉnh các quyết định thuê đất cho phù hợp với quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tại KCN Lộc Sơn.
Lý do là công tác lập đều chỉnh quy hoạch và thực tế cho thuê đất chưa cập nhật đúng, đủ nên đang còn có sự chưa trùng khớp gây khó khăn, kéo dài cho quá trình thực hiện.
Đáng chú ý, tại 2 KCN Lộc Sơn và Phú Hội chưa có nhà ở xã hội cho công nhân, ảnh hưởng đến môi trường làm việc của công nhân không ổn định cuộc sống, lương còn thấp đời sống của công nhân còn gặp nhiều khó khăn.
Cùng với đó, việc thu, nộp tiền phí sử dụng hạ tầng khu công nghiệp và tiền thuê đất còn trường hợp doanh nghiệp không chịu nộp, nợ tiền trong nhiều năm. Do ý thức chấp hành pháp luật của một số doanh nghiệp chưa tốt và Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp chưa có biện pháp phù hợp trong thực hiện thu phí sử dụng hạ tầng và tiền thuê lại đất của doanh nghiệp.

-
Giám sát vật tư nông nghiệp: Để đầu vào sạch, đầu ra mạnh -
Luật Bảo vệ Môi trường 2020: Động lực thúc đẩy khoa học công nghệ môi trường -
Chuyển đổi số và xanh là "chìa khóa" giúp doanh nghiệp ngành Logistics nâng cao sức cạnh tranh -
Hà Nội ban hành kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực chất thải -
Xây dựng Nghị định về EPR: Minh bạch hóa trách nhiệm tái chế, hướng tới kinh tế tuần hoàn -
Siết chặt quản lý thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trong nông nghiệp -
Ngân sách có trách nhiệm giới: Từ cam kết đến hành động
-
Khách sạn Courtyard by Marriott Danang Han River - sự giao thoa giữa chuẩn mực toàn cầu và văn hóa bản địa
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025 ngành Bảo hiểm
-
Công bố Top 10 Ngân hàng Đổi mới sáng tạo và Kinh doanh hiệu quả năm 2025
-
Izumi City: Tọa độ chiến lược trong dòng chảy phát triển kinh tế mới của Đồng Nai
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Michelin Primacy 5, lốp êm bậc nhất dành cho xe nào?