Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 24 tháng 11 năm 2024,
Vàng giảm phiên đầu tuần
T.V - 13/02/2023 10:25
 
Giá vàng quốc tế giảm thêm 4-5 USD/ounce xuống còn 1.861 USD/ounce trong phiên đầu tuần khi USD mạnh trở lại. Trong khi đó, giá SJC vẫn niêm yết mức 66,55-66,35 triệu đồng/lượng.

Sở dĩ giá vàng quay đầu giảm phiên đầu tuần do sức khỏe đồng bạc xanh mạnh hơn. USD-Index, thước đo sức mạnh của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác mở cửa ở mức hơn 103 điểm.

USD lên giá nhẹ trong bối cảnh thị trường lo ngại dữ liệu CPI vào ngày mai sẽ tăng cao hơn dự đoán. Thị trườngđang chờ đợi dữ liệu CPI tháng 1 của Mỹ, dự kiến được công bố vào ngày 14/2/2023.

Báo cáo CPI của Mỹ vào tuần tới có thể đóng một vai trò quan trọng để nhà đầu tư xác định xu hướng tiếp theo của vàng. Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed), ông Jerome Powell xác nhận, kinh tế Mỹ còn nhiều bất ổn. Ngân hàng trung ương Mỹ phải tăng lãi suất cao hơn. 

Chính những yếu tố trên gây áp lực lên giá vàng. Tâm lý lạc quan về vàng bắt đầu thay đổi sau khi báo cáo việc làm khả quan. Giới phân tích cho rằng, nếu ngay cả khi báo cáo CPI tiếp tục cho thấy lạm phát đang chậm lại, Fed vẫn chưa sẵn sàng giảm tốc độ tăng lãi suất. 

Trong khi đó, hiện thị trường hiện dự báo lạm phát hàng năm sẽ giảm xuống 6,2% trong tháng 1 từ mức 6,5% của tháng 12/2022 và giới phân tích dự báo, điều này sẽ làm giảm bớt lo ngại rằng Fed "diều hâu" hơn và lãi suất của Mỹ cao hơn trong thời gian dài hơn.

Các cuộc khảo sát của Đại học Michigan vào thứ 6 cho thấy, triển vọng lạm phát là 4,2%, cao hơn con số cuối cùng vào tháng 1/2022. Chỉ số chung về tâm lý người tiêu dùng ở mức 66,4, tăng từ 64,9 của tháng trước.

Vì thế, một số nhà đầu tư cho rằng, triển vọng của mặt hàng kim quý vàng còn lớn trong năm 2023 và khả năng sẽ tăng lên mức 2.200 USD/ounce.

Bên cạnh đó, nhu cầu vàng của ngân hàng trung ương gần đây đã hỗ trợ vàng và thị trường đang chờ xem liệu xu hướng đó có tiếp tục hay không.

Số liệu Hội đồng vàng Thế giới (WGC) đưa ra đầu tháng 2/2023, trên toàn cầu, nhu cầu trong năm của ngân hàng trung ương đã tăng hơn gấp đôi, từ 450 tấn trong năm 2021 lên 1,136 tấn vào năm 2022, đạt mức cao kỷ lục mới trong 55 năm qua.

Chỉ riêng lượng mua trong quý IV năm 2022 đã đạt 417 tấn, nâng tổng lượng mua trong nửa cuối năm 2022 lên hơn 800 tấn. Nhu cầu đầu tư (không bao gồm thị trường OTC) năm 2022 đã tăng 10% so với năm trước.

Đối với thị trường vàng trong nước, sáng nay vẫn có xu hướng ngược dòng với giá vàng quốc tế khi giá vàng miếng SJC trong nước lại duy trì mức cao trong tuần qua khi giữ vững ngưỡng 67,55-67,35 triệu đồng/lượng bán ra.

So với giá vàng thế giới, vàng miếng SJC cao hơn 14 triệu đồng/lượng khiến người mua vàng ở thị trường nội địa khó tránh rủi ro, trong khi nhu cầu vàng của thị trường Việt Nam vẫn luôn tăng cao. 

Tại Việt Nam, theo WGC, nhu cầu tiêu dùng vàng trong quý IV năm 2022 đã tăng 58% so với cùng kỳ năm 2021, từ 8,5 tấn lên 13,5 tấn. Sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu tiêu thụ được thúc đẩy bởi nhu cầu vàng thỏi và xu vàng, cũng như nhu cầu trang sức.

Sáng nay, tỷ giá trung tâm hôm nay (13/2) được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố ở mức 23.628 đồng/USD, tăng 2 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Tỷ giá mua bán tham khảo được Sở giao dịch NHNN duy trì ở mức 23.450 - 24.780 đồng/USD.

Với biên độ áp dụng 5%, hiện tỷ giá USD các ngân hàng thương mại được phép giao dịch là từ 22.447 - 24.809 đồng/USD. Ngân hàng Vietcombank đang duy trì giá mua 23.375 đồng/USD và bán ra 23.745 đồng/USD.

Vàng phiên cuối tuần, giá SJC cao hơn quốc tế 14 triệu đồng/lượng
Giá vàng quốc tế kết phiên cuối tuần tăng nhẹ trở lại khoảng 4 USD/ounce lên 1.867 USD/ounce trong bối cảnh thị trường đang chờ đợi động thái...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư