-
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Lựa chọn nhà đầu tư dự án thành phần 3, đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô theo phương thức PPP -
Chuẩn bị cho giai đoạn 2 dự án Khu công nghiệp Quảng Trị -
Long An xúc tiến đầu tư, thúc đẩy hợp tác với Hàn Quốc -
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII
Doanh thu thu phí chỉ đạt khoảng 30% so với phương án tài chính đang đẩy Dự án BOT xây dựng cầu Bạch Đằng - Quảng Ninh có tổng mức đầutư 7.277 tỷ đồng đứng trước nguy cơ phá sản. |
Chủ tịch VARSI vừa có văn bản gửi Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) đề nghị tổ chức này ghi nhận các bất cập, khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư, đồng thời kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ sớm xem xét, chỉ đạo để kịp thời tháo gỡ các vướng mắc tại các dự án BOT giao thông.
Theo văn bản gửi VCCI, VARSI muốn các cơ quan có thẩm quyền tập trung xử lý dứt điểm các vấn đề tồn tại của các dự án PPP, loại hợp đồng BOT, trong đó tập trung thực hiện đúng các cam kết của cơ quan nhà nước đảm bảo các quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư; đồng thời sớm xây dựng Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật PPP, trong đó sớm làm rõ quy định về việc chia sẻ rủi ro cho dự án đã/đang thực hiện; Nhà nước cần tham gia đầu tư công một số hạng mục có suất đầu tư lớn như cầu vượt, nút giao... để đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Ông Trần Chủng, Chủ tịch VARSI cho biết, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã có nhiều chính sách nhằm đẩy mạnh hình thức xã hội hoá phát huy tiềm năng, huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia đầu tư phát triển kinh tế, xã hội.
Đặc biệt, ngày 18/6/2020, Quốc hội khoá XIV thông qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP). Luật PPP ra đời tháo gỡ nhiều vướng mắc, tạo niềm tin cho Nhà đầu tư. Tuy nhiên, thực tiễn trong quá trình triển khai dự án, các thành viên VARSI nhận thấy lĩnh vực đầu tư theo PPP còn một số vấn đề tồn tại cần được giải quyết.
Theo VARSI, hiện quy định pháp luật trong đầu tư theo PPP đặt quan hệ giữa nhà nước và nhà đầu tư bình đẳng, hài hoà lợi ích các bên. Tuy nhiên, thực tế vẫn còn nhiều chính sách bất cập.
“Trong khi cơ quan nhà nước yêu cầu nhà đầu tư phải thực hiện nhiều cam kết (về chất lượng, tiến độ,...), thực hiện các bảo lãnh (tạm ứng, thực hiện hợp đồng,...), nếu nhà đầu tư (bên tư) không thực hiện đúng cam kết sẽ bị xử lý vi phạm, nhưng ở chiều ngược lại, cơ quan nhà nước (bên công) trong các trường hợp không thực hiện đúng cam kết, làm ảnh hưởng đến dự án, gây thiệt hại cho nhà đầu tư, ngân hàng thì không bị xử lý vì không có chế tài”, ông Chủng đánh giá.
Điển hình của việc vi phạm cam kết của nhà nước liên quan đến bố trí vốn ngân sách được VARSI là tại các dự án: cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nút giao thông khác mức Ngã Ba Huế, Hầm đường bộ qua Đèo Cả...
Theo báo cáo của Công ty cổ phần đầu tư Đèo Cả,ì Dự án Hầm đường bộ qua Đèo Cả có tổng mức đầu tư là 21.612 tỷ đồng, phần vốn nhà đầu tư huy động là 16.564 tỷ đồng, phần vốn ngân sách nhà nước tham gia là 5.048 tỷ đồng. Đến nay, dự án này mới giải ngân 3.868 tỷ đồng vốn ngân sách, còn 1.180 tỷ đồng chưa được giải ngân như cam kết trong hợp đồng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sử dụng vốn, phát sinh lãi vay tín dụng trong quá trình thực hiện dự án, ảnh hưởng đến phương án tài chính tổng thể của dự án. Mặc dù nhà đầu tư, ngân hàng cho vay tín dụng đã có nhiều văn bản kiến nghị các bộ, ngành, Chính phủ, nhưng đến nay sau gần 3 năm vẫn chưa được giải quyết.
VARSI cũng cho rằng, việc các chính sách, quy định pháp luật thường xuyên thay đổi như quy định về thuế; về giá/phí hay quy định về quản lý, sử dụng tài sản công gây rủi ro cao trong quá trình đầu tư, ảnh hưởng xấu đến việc thúc đẩy đầu tư dài hạn.
Điển hình như tuyến đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương hiện đang dừng thu phí do điều chỉnh chính sách về quản lý tải sản công. Theo đánh giá của các chuyên gia, việc không thu phí làm mất kiểm soát lưu lượng, tải trọng phương tiện, tăng nguy cơ tai nạn giao thông, biến đường cao tốc thành quốc lộ, gây thất thu ngân sách Nhà nước và rủi ro cho phương án tài chínhcủa Dự án BOT Trung Lương - Mỹ Thuận do tâm lý sử dụng miễn phí của người dân.
“Để tạo sự yên tâm, thu hút các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng tham gia đầu tư vào các dự án mới thì Nhà nước cần sớm giải quyết các cam kết, tồn tại cũ của các dự án đã triển khai, đồng thời hoàn thiện hệ thống pháp lý bình đẳng, thông thoáng và phù hợp với thực tiễn”, ông Chủng kiến nghị.
-
Hội đồng Thẩm định Nhà nước chính thức thẩm định Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam -
Quảng Nam kiến nghị đưa 11 thủy điện nhỏ vào Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII -
Nghệ An giao hơn 5.100 m2 đất cho Khu kinh tế Đông Nam -
TP.HCM bố trí 7.568 tỷ đồng giải phóng mặt bằng 2 đoạn đường Vành đai 2 -
Trà Vinh phát triển nông nghiệp công nghệ cao để tăng sức cạnh tranh -
Chi gần 470 triệu USD nhập khẩu thịt từ Ấn Độ -
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Xương sống cho sự phát triển chuỗi cung ứng tại Việt Nam
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 14/10 -
2 Góc nhìn TTCK tuần 14-18/10: VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm -
3 Ép mua bảo hiểm khi vay vốn: Giám sát chặt các ngân hàng có tỷ lệ tái ký năm thứ hai thấp -
4 Các đại dự án giao thông “ăn đong” từng mét mặt bằng -
5 Chung cư liên tục được hỏi mua, đất nền được gom để xây sân pickleball
- GELEX thăng hạng trong Top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024
- Lợi nhuận TCH tăng mạnh nhờ bàn giao gần 300 sản phẩm
- Cathay Life được vinh danh giải thưởng "Thương hiệu Vàng thời đại số" năm 2024
- Sacombank Golf Championship 2024 nhân ngày Doanh nhân Việt Nam
- Đâu là điểm đến mới cho dòng tiền đầu tư tại các thủ phủ công nghiệp?
- Những câu nói của bà Mai Kiều Liên làm nên "chất' Vinamilk