-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Công ty Thái Lan mua lại 49% cổ phần Nguyễn Kim, phía trong nước 51% cổ phần |
Báo cáo mới nhất về thị trường bán lẻ của Savills Việt Nam cho biết, "khẩu vị" M&A (mua bán sáp nhập) tại thị trường Việt Nam của các ông lớn ngành bán lẻ nước ngoài ngày càng phổ biến và có xu hướng không ngừng tăng lên. Để xâm nhập thị trường hơn 90 triệu dân, thay vì chọn cách làm truyền thống là xây dựng từng viên gạch để định hình bộ khung, khối ngoại áp dụng con át chủ bài mua bán sáp nhập, là bước đi hiệu quả nhất vì một mũi tên trúng được nhiều mục tiêu.
Mục tiêu thứ nhất: Nhanh chóng
Khi xúc tiến thương vụ M&A, mua lại cổ phần hoặc toàn phần một doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam, khối ngoại nhận được nhiều sự hỗ trợ đồng bộ hơn là tự dò dẫm, tìm hiểu từng bước ở một thị trường mới. Đây được xem như bước đi thần tốc giúp khối ngoại dịch chuyển sang thị trường mới với thời gian ngắn nhất.
Mục tiêu thứ hai: Dễ dàng
Thông qua hình thức mua bán sáp nhập, việc tiếp cận các thủ tục pháp lý trở nên dễ dàng, ít rắc rối hơn. Theo thống kê của các đơn vị tư vấn, xúc tiến đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, các quy định, loại giấy tờ, văn bản thuần Việt khác biệt hoàn toàn với bản xứ và vô cùng phức tạp luôn đánh đố những tay chơi mới gia nhập thị trường.
Mục tiêu thứ ba: An toàn
M&A hạn chế rủi ro xuống mức thấp nhất, đồng nghĩa với việc mang lại sự an toàn cho các nhà bán lẻ nước ngoài. Bởi lẽ, mua lại một doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ đồng nghĩa với việc thừa kế lượng khách hàng ổn định với thói quen mua sắm đã được hình thành trong khoảng thời gian dài. Nếu so với những hình thức đầu tư truyền thống, chiến lược M&A trở thành lựa chọn tối ưu hơn hết thảy vì giúp khối ngoại tiết kiệm cả tiền, công sức lẫn thời gian.
Mục tiêu thứ tư: Cầm trịch cuộc đua sòng phẳng trên sân khách
Savills đánh giá, hoạt động M&A trong ngành bán lẻ giúp khối ngoại tiếp cận thị trường Việt Nam với vị thế sòng phẳng hơn, thậm chí nhiều trường hợp họ còn chiếm thế thượng phong. Theo ước tính của Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, khoảng 50% thị phần bán lẻ Việt Nam thuộc về doanh nghiệp nước ngoài. Trên thực tế, con số này được ước lượng cao hơn.
Với thực trạng này, trong tương lai, hoạt động của các doanh nghiệp bán lẻ nội địa có khả năng bị thu hẹp hơn do thiếu kinh nghiệm, quy mô đầu tư chưa xứng tầm và nguồn nhân lực hạn chế. Đặc điểm của các nhà bán lẻ ngoại là sự bài bản, cẩn trọng và chiến lược, tầm nhìn dài hạn, trong khi đó, nhà bán lẻ Việt Nam được đánh giá là linh hoạt, dễ thích ứng vì thấu hiểu được thói quen và văn hóa người tiêu dùng.
Thế nhưng, ở sân chơi quốc tế thì sự linh hoạt này không còn là ưu điểm dù thế mạnh đó có thể áp dụng cho một số thị trường mới ở các tỉnh. Nếu muốn phát triển bền vững, các doanh nghiệp bán lẻ Việt cần xây dựng những chiến lược dài hơn, xa hơn và chú trọng hơn việc xây dựng đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp để chuẩn bị cho “cuộc đua” cần sức bền này.
Mục tiêu thứ năm: Chiếm thị trường tiêu thụ và mở rộng sản xuất
Thị trường bán lẻ Việt luôn là mảnh đất màu mỡ trong tầm ngắm của các quỹ đầu tư nước ngoài. Các đơn vị này sẵn sàng đổ vốn vào một số các doanh nghiệp nội để phục vụ mục đích phát triển, mở rộng thị trường bán lẻ trong một số các lĩnh vực như ẩm thực (F&B), giải trí, giáo dục… Bên cạnh đó, khối ngoại còn nhắm đến lĩnh vực sản xuất vì sản xuất tại nước sở tại có giá thành cạnh tranh hơn và đáp ứng đầy đủ nhu cầu về thói quen mua sắm cũng như thị hiếu tiêu dùng.
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng giải mã làn sóng M&A trong ngành bán lẻ Việt Nam. Trên thực tế, là các nhà bán lẻ Việt Nam vẫn đang làm công việc thương mại là chính, bao gồm giai đoạn: xây dựng thương hiệu và bán. Nguyên nhân của thực trạng này đến từ trình độ quản lý.
Không phải doanh nghiệp Việt Nam không muốn tiếp tục phát triển và xây dựng bền vững, mà do quy mô càng lớn thì khả năng vượt ra khỏi tầm kiểm soát càng cao. Khi không thể vượt qua giai đoạn bão hòa và đi xuống, những người đứng đầu doanh nghiệp bán lẻ nội địa thường dễ đi đến quyết định chuyển nhượng để tìm cơ hội khác.
-
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan -
SABECO khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển ngành bia SABECO
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025