-
Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát -
Green i-Park và Next Group ký kết hợp tác tư vấn hỗ trợ xúc tiến đầu tư -
Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ tại "ông lớn" đường cao tốc Việt Nam -
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng
Dừng bỏ tiền thêm
Ngày 23/7/2021, Công ty HAGL Agrico (mã: HNG) phát đi thông báo cho hay, phía Thaco, đại diện là Công ty nông nghiệp của Thaco (Thagrico) sẽ dừng việc đầu tư sở hữu 741,5 triệu cổ phiếu HNG như đã thông qua tại Đại hội cổ đông bất thường trước đó.
Có 3 lý do được đưa ra.
Thứ nhất, nhằm hỗ trợ HAGL Agrico có tiền để trả nợ trung hạn cho BIDV và các ngân hàng khác, năm 2019, Thagrico đã nhận chuyển nhượng của HAGL Agrico 3 công ty con là: Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Cao su Đông Dương, Công TNHH Đông Pênh và Công ty TNHH MTV Cao su Trung Nguyên với tổng diện tích 22.462 ha tại Campuchia và Gia Lai, tổng số tiền 7.623 tỷ đồng.
Mặc dù đã hoàn tất việc thanh toán, nhưng đến nay, đã quá 2 năm, Thagrico vẫn chưa nhận được giấy tờ đất của các công ty này, do các giấy tờ đất đang giữ ở BIDV.
Đến cuối năm 2020 và đầu năm 2021, HAGL Agrico tiếp tục chuyển nhượng 4 công ty con là Công ty TNHH MTV An Đông Mia, Công ty TNHH Cao su Hoàng Anh Quang Minh, CTCP Hoàng Anh Đắk Lắk và Công ty TNHH MTV Bò sữa Tây Nguyên với tổng diện tích 20.744 ha tại Koun Mon (Campuchia) và Đắk Lắk, Gia Lai. Tuy nhiên, giấy tờ các công ty này cũng đang thế chấp cho các khoản nợ của HAG tại BIDV.
Trong khi đó, Thagrico đã đầu tư xây dựng hạ tầng, trồng mới cây ăn trái trên diện tích đất của các công ty đã chuyển nhượng. Nhưng đến nay, do không có giấy tờ đất, Thagrico không huy động được nguồn vốn để tiếp tục đầu tư cho dự án này.
Thứ hai, trong điều kiện khó khăn của HAGL Agrico và phương án phát hành cổ phiếu chưa được thực hiện, thì từ đầu năm 2021 đến nay, HAG liên tục bán ra lượng lớn cổ phiếu HNG. Qua đó, đã giảm tỷ lệ sở hữu của nhóm cổ đông HAG tại HAGL Agrico xuống còn 16,34% và sẽ còn giảm xuống 11,43% như thông tin HAG đã công bố.
Trong khi đó, theo phương án phát hành đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, sau khi thực hiện, nhóm cổ đông HAG phải duy trì tỷ lệ sở hữu tại HNG là 25,24%.
Việc này đã làm giảm giá trị cổ phiếu HNG xuống dưới mệnh giá.
Lý do thứ ba được đưa ra là diễn biến ngày càng phức tạp của dịch bệnh Covid-19 đang gây rất nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của Thagrico, ảnh hưởng trực tiếp đến chuỗi cung ứng vật tư nông nghiệp cho các nông trường tại Lào, Campuchia và xuất khẩu trái cây đến thị trường nước khác. Khó khăn này buộc Thagrico phải điều chỉnh lại kế hoạch đầu tư và phát triển kinh doanh trong điều kiện mới.
Theo kế hoạch trước đó, HNG sẽ phát hành 550 triệu cổ phiếu để hoán đổi khoản đang nợ của mình với Thagrico là 5.500 tỷ đồng, đồng thời chào bán riêng lẻ 191,5 triệu cổ phiếu cho Thagrico để có tiền thanh toán các khoản nợ đến hạn của HAGL Agrico là 1.914 tỷ đồng, trong đó nợ với các công ty liên quan của HAGL là 703 tỷ đồng.
Như vậy, nhà đầu tư duy nhất là Thagrico dừng việc mua, HAGL Agrico đã tiến hành họp và ra nghị quyết dừng kế hoạch phát hành 741,5 triệu cổ phiếu nói trên.
Trước đó, ngày 2/7/2021, HAGL Agrico cũng đã nhận được công văn của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc dừng xem xét đăng ký chào bán và phát hành cổ phiếu do HNG đã quá thời hạn bổ sung hồ sơ theo quy định.
THACO đã đầu tư bao nhiêu cho HAGL Agrico
Theo báo cáo tại Đại hội đồng cổ đông HAGL Agrico mới đây, HAGL Agrico được thành lập từ năm 2010 và chỉ tập trung trồng các loại cây công nghiệp là cây cao su, cây cọ dầu với tổng diện tích 84.000 ha, trong đó 8.900 ha tại Việt Nam, 27.376 ha tại Lào và 47.724 ha tại Campuchia.
Năm 2017, theo Báo cáo tài chính, tổng nợ của HAGL Agrico là 22.129 tỷ đồng, vốn điều lệ của công ty là 7.671 tỷ đồng.
Vào thời điểm năm 2018, dù trước đó HAGL Agrico đã được nhà nước tái cơ cấu các khoản nợ và lãi, nhưng HAGL Agrico đã bị mất thanh khoản nghiêm trọng, không còn khả năng trả nợ gốc và lãi vay đến hạn, 100% vườn cọ dầu bỏ hoang phế, hơn 50% vườn cây cao su bị còi cọc, hư hại, các vườn cây ăn trái đang ở giai đoạn trồng thử nghiệm bị sâu bệnh, xuống cấp, thu hoạch với năng suất kém do không có kinh phí để chăm sóc.
Chỉ duy nhất loại cây chuối là khả thi với diện tích đã trồng 4.658 ha, dự án đầu tư sân bay Nọng Khang tại Lào với tổng mức đầu tư 75 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng) theo hình thức cho Chính phủ Lào vay và khấu trừ dần vào nghĩa vụ thuế, thuê đất tại Lào đã chi 1.357 tỷ đồng bị ngưng trệ do thiếu vốn.
Vào 8/8/2018, THACO đã ký hợp tác chiến lược với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL), đánh dấu việc tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp của tỷ phú Trần Bá Dương.
HAGL Agrico có kế hoạch đầu tư nuôi bò từ năm 2022. |
Từ đây, THACO đã sở hữu 35% cổ phần của HAGL Agrico, tương đương 3.890 tỷ đồng và tiến hành thực hiện tái cơ cấu tài chính với các giải pháp là THACO thông qua Công ty Đại Quang Minh mua lại và trả một số nợ thay cho HAGL Myamar 6.000 tỷ đồng, qua đó, HAGL đã có tiền để cho HAGL Agrico vay 2.187 tỷ đồng và THACO cũng cho HAGL Agrico vay 1.703 tỷ đồng.
Đồng thời, THACO đã mua 3 công ty của HAGL Agrico là Công ty Cao su Đông Dương và Công ty Đông Pênh tại Campuchia, Công ty Cao su Trung Nguyên tại Gia Lai, với tổng diện tích đất 22.462 ha, tổng giá chuyển nhượng là 7.623 tỷ đồng để giảm nợ tới hạn và tham gia khai thác quỹ đất đang để hoang hóa .
Theo Báo cáo tài chính của HAGL Agrico, đến ngày 31/12/2018, nợ giảm 2.274 tỷ xuống còn 19.855 tỷ đồng, trên vốn điều lệ tăng lên 1.197 tỷ thành 8.868 tỷ đồng, lỗ 660 tỷ đồng.
Năm 2019, HAGL Agrico đạt tổng doanh thu 1.811 tỷ đồng, lỗ 2.444 tỷ đồng, nợ giảm 8.587 tỷ và tổng nợ còn lại là 13.542 tỷ đồng; vốn điều lệ tăng 3.394 tỷ lên là 11.085 tỷ đồng.
Trong năm 2020, THACO tiếp tục hỗ trợ cho HAGL Agrico vay (không có tài sản đảm bảo, lãi suất bằng các ngân hàng thương mại) tổng số tiền 6.274 tỷ đồng để tiếp tục đầu tư trồng mới chuối, xoài, dứa.
Đến giữa năm 2020, HAGL Agrico đã bị thiếu hụt dòng tiền để thanh toán các khoản nợ đến hạn, thiếu tiền mua vật tư chăm sóc và đầu tư cho các hạ tầng kỹ thuật quan trọng là nước và điện. Tại Campuchia nhiều vườn cây bị xuống cấp nghiêm trọng.
Trước thực trạng đó, Ban lãnh đạo HAGL Agrico và HAGL đã nhiều lần họp với THACO để tìm giải pháp giải quyết các khó khăn. Phương án đề ra là Thagrico mua tiếp 4 công ty sở hữu các phần đất tại Koun Mun Campuchia và tại Đắk Lắk, Gia Lai với diện tích đất 20.744 ha và giá tiền là 9.095 tỷ đồng, đồng thời bán lại toàn bộ cổ phần cho HAGL Agrico và HAGL Agrico còn nợ lại THACO số tiền hơn 2.600 tỷ đồng (không trả lãi và hoàn trả từng phần trong 3 năm) và sở hữu phần đất còn lại với tổng diện tích 35.749 ha (trong đó tại Bắc Campuchia 8.373 ha và tại Lào là 27.376 ha).
Điều này sẽ giúp HAGL Agrico ghi nhận lợi nhuận 931 tỷ đồng trong năm 2020 và bù được khoản lỗ trong sản xuất, kinh doanh khoảng 910 tỷ đồng để HAGL Agrico có lãi trong năm 2020 và tránh bị hủy niêm yết.
Tuy nhiên, HAGL Agrico và HAGL không thỏa thuận được với ngân hàng về thanh toán nợ để lấy giấy tờ đất của 4 công ty trên đang là tài sản thế chấp nợ của HAGL và HAGL Agrico để giao cho THACO, nên THACO bất đắc dĩ phải tiếp quản luôn HAGL Agrico từ HAGL thông qua việc tăng vốn cho HAGL Agrico để cấn trừ nợ và có vốn để HAGL Agrico tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh trong giai đoạn 2021-2023.
Tính tới ngày 31/5/2021, HAGL Agrico nợ THACO/Thagrico là 7.278 tỷ đồng.
Thực tế tiền chi ra rất nhiều, nhưng sổ đỏ vẫn bị ngân hàng cố giữ để đòi nợ tiếp các khoản khác của HAGL và HAGL Agrico, nên THACO đã quyết định không bỏ thêm tiền vào HAGL Agrico nữa, nhất là khi ông lớn này vừa chính thức bước chân vào mảng kinh doanh bán lẻ thông qua thương vụ mua lại E-Mart Việt Nam với những kế hoạch phát triển mạnh mảng này trong 3 năm tới.
Dẫu vậy, với số cổ phần chi phối mà các bên liên quan đến THACO đang nắm giữ tại HAGL Agrico cùng kinh nghiệm quản lý và công sức mà THACO đã bỏ ra trong thời gian qua để đưa nông nghiệp thành một trong 5 mảng kinh doanh cốt yếu của mình, khúc mắc về sổ đỏ nếu được BIDV nhanh chóng tháo gỡ sẽ giúp doanh nghiệp bước đi nhanh và dài hơn trong việc tái cơ cấu và phục hồi sau đại dịch.
-
TP.HCM: Thẩm định Sao vàng Đất Việt tại Việt Tiến và Bibica -
Western Pacific tối ưu lợi thế cụm liên kết ngành khu công nghiệp và logistics -
Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
Mcredit ghi danh Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 -
Vỏ viên nhộng cứng của Việt Nam bị điều tra "kép" tại Mỹ -
Doanh nghiệp nhà nước phải được làm những việc khác thường - Bài 2: Điểm nghẽn của “vua tiền mặt” -
Kết nối giao thương giữa doanh nghiệp Thừa Thiên Huế và doanh nghiệp Thái Lan
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025