-
Đà Nẵng nêu giải pháp chống ngập lụt khu vực sân bay -
Thêm 353 tỷ đồng khắc phục hậu quả vụ FLC -
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi
Phiên tòa được mở do có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của hai bị cáo trên. Bà Trần Ngọc Bích không kháng cáo và có đơn xin xét xử vắng mặt.
Trong phiên phúc thẩm, ông Trần Quí Thanh có thay đổi một số nội dung kháng cáo. Cụ thể, ông Thanh đề nghị Hội đồng xét xử (HĐXX) trên cơ sở đánh giá toàn diện, khách quan các chứng cứ trong vụ án để xem xét lại tội danh lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản mà Tòa án Nhân dân TP.HCM đã tuyên trước đó. Đồng thời, ông cũng đề nghị Hội đồng phúc thẩm xem xét các tình tiết giảm nhẹ mới để giảm nhẹ mức hình phạt cho mình.
Lý giải cho đề nghị trên, ông Thanh cho biết, bản thân không chiếm đoạt tài sản của các bị hại, mà chỉ giữ tài sản của những người bị hại trong vụ án. Các giao dịch ở đây chỉ là mua bán tài sản với các bị hại, lý do bị cáo chưa cho đương sự nhận lại tài sản là vì những người bị hại chưa trả tiền, tài sản cho bị cáo.
Ông Trần Quí Thanh đề nghị HĐXX phúc thẩm xem xét lại tội danh mà cấp sơ thẩm đã tuyên trước đó. |
Về tài sản, ông Thanh đề nghị HĐXX xem xét lại tất các các giao dịch dân sự với các bị hại vì các bị hại hiện vẫn còn đang chiếm giữ tiền, tài sản hợp pháp của mình. Do đó, ông đề nghị các bị hại phải trả lại toàn bộ tiền cho mình thì bản thân sẽ giao trả lại các giấy tờ cho bị hại.
Đối với bị cáo Trần Uyên Phương (con gái ông Thanh), tại phiên tòa hôm nay vẫn giữ nguyên nội dung kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin được hưởng án treo.
Đối với bị hại là bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Kim Oanh Group), luật sư của bà Oanh xin rút một phần kháng cáo về việc buộc các bị cáo phải bồi thường số tiền hơn 50 tỷ đồng và giữ nguyên các kháng cáo khác như: buộc các bị cáo phải trả lại toàn bộ/đầy đủ giấy tờ, quyền tài sản đối với hai dự án Minh Thành và Chơn Thành.
Tại tòa, những người môi giới trình bày họ đã môi giới và những bị hại trong vụ án vay được, đủ số tiền từ ông Thanh và từ đó nhận thù lao môi giới theo thoả thuận nên đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm xem xét lại việc toà án cấp sơ thẩm tuyên buộc trả lại số tiền môi giới cho bị hại.
Phát biểu quan điểm về nội dung kháng cáo của bị cáo, bị hại và người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, đại diện Viện Kiểm sát Nhân dân cấp cao tại TP.HCM cho biết, bị cáo Thanh cho rằng, bản thân chỉ chiếm giữ tài sản (trong giao dịch dân sự), mà không chiếm đoạt tài sản của bị hại. Tuy nhiên, bản chất các giao dịch ban đầu là các giao dịch cho vay với lãi suất cao, nhưng sau đó bằng các phương pháp khác nhau bị cáo Thanh đã gây sức ép và đẩy các bị hại vào tình thế khó khăn.
Theo đại diện Viện Kiểm sát, hành vi của bị cáo hoàn thành tại thời điểm bị hại mất khả năng mua lại tài sản. Do đó, cấp sơ thẩm xác định bị cáo phạm tội lạm dụng là có căn cứ.
Về kháng cáo phần dân sự, bị cáo yêu cầu các bị hại phải trả lại toàn bộ tiền, tài sản của mình. Đối với yêu cầu này, cấp sơ thẩm đã tuyên buộc các bị hại phải trả lại tiền, bị cáo phải trả lại giấy tờ nên không có căn cứ xem xét nội dung này.
Đối với bị cáo Trần Uyên Phương, bị cáo đã cung cấp thêm các tình tiết giảm nhẹ mới như: Tự nguyện nộp phạt bổ sung 100 triệu đồng theo bản án sơ thẩm đã tuyên; bản thân tham gia nhiều các hoạt động xã hội, gia đình có công với cách mạng; Công ty của gia đình hoàn thành các nghĩa vụ đóng thuế hàng năm cho Nhà nước... Từ đó, đại diện Viện Kiểm sát đề nghị HĐXX xem xét giảm 6-9 tháng tù cho bị cáo Phương.
Đối với kháng cáo của bị hại Đặng Thị Kim Oanh, yêu cầu tuyên Công ty Minh Thành sở hữu 100% cổ phần tại án Minh Thành Đồng Nai. Theo đại diện Viện Kiểm sát, yêu cầu này không thuộc thẩm quyền giải quyết của HĐXX trong vụ án này nên các bên có thể khởi kiện trong vụ án khác.
Về yêu cầu của các bị hại (buộc bị cáo trả lại giấy tờ) thì toà án cấp sơ thẩm đã tuyên buộc các bị cáo phải trả lại giấy tờ nên không có căn cứ để xem xét.
Cũng theo đại diện Viện Kiểm sát, đối với những người môi giới, số tiền phí môi giới là số tiền vật chứng của vụ án, nên theo quy định của pháp luật hình sự buộc phải nộp lại. Do đó, cấp sơ thẩm tuyên buộc nộp lại là có căn cứ, đề nghị không chấp nhận kháng cáo của những người môi giới trong vụ án.
Bản án sơ thẩm xác định các bị cáo thực hiện giao dịch dân sự cho 4 bị hại vay tiền là không trái pháp luật. Tuy nhiên, từ các giao dịch này, các bị cáo đã chiếm phần giá trị tài sản chênh lệch so với số tiền gốc mà bị hại đã vay. Các bị cáo đã chiếm đoạt của 4 bị hại tổng số tiền 1.048 tỷ đồng.
-
Đà Nẵng xử lý thế nào về vụ 238 sổ đỏ hình thành từ hồ sơ giả? -
Tuyên án vụ cán bộ thuế nhận hối lộ, bảo kê đường dây mua bán hóa đơn -
Lãng phí lớn do các dự án bất động sản chậm triển khai, chậm tiến độ -
Hà Nội tập trung khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng -
Hà Nội: Khởi tố bị can đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng khiến 11 người tử vong -
Phú Yên tìm hướng xử lý ô nhiễm tại các trang trại chăn nuôi -
Ninh Thuận vẫn thu hồi đất dự án khu du lịch trăm tỷ sau kiến nghị doanh nghiệp
- Nhà máy Quang Lân - Sơn Tuylips đồng hành cùng xu hướng "Marketing Xanh"
- Tủ đông Kangaroo là Sản phẩm hiệu suất năng lượng cao nhất 2024
- Chào bán phần vốn góp của Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa tại Công ty cổ phần Đầu tư Tín Nghĩa Á Châu
- Doanh nghiệp xuất nhập khẩu gia tăng lợi thế từ giải pháp Techcombank
- Đăng tin bất động sản dễ dàng, nhanh chóng với nền tảng Radanhadat.vn
- Giải pháp tài chính trọn gói dành cho doanh nghiệp SME và Start-up