
-
Đề xuất bố trí vốn đầu tư tuyến đường 5.200 tỷ đồng kết nối TP.HCM với Long An
-
Trà Vinh đầu tư Dự án tuyến đường hành lang ven biển, vốn hơn 388,478 triệu USD
-
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tăng 34,7% trong quý I/2025
-
TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro
-
Tăng tốc nhiều dự án cao tốc trọng điểm, mục tiêu thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau -
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku
Tuy nhiên, theo nguồn tin của Báo Đầu tư, với mong muốn nhanh chóng xử lý những vướng mắc xung quanh Dự án Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark, lãnh đạo UBND tỉnh Hải Dương, sau cuộc họp vừa mới đây với các ngân hàng và Kenmark, đã chốt thời hạn đến hết ngày 31/8, nếu tình hình không có gì mới thì sẽ tìm phương án xử lý tích cực hơn.
Chưa rõ phương án xử lý này thế nào, song dù sao, đây cũng là động thái tích cực sau 6 năm, Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark, dù có vị trí rất đắc địa ngay cửa ngõ vào TP. Hải Dương, nhưng vẫn bị bỏ hoang, không tìm được nhà đầu tư thay thế, cũng như không thể thu hút được nhà đầu tư thứ cấp. Hơn thế nữa, khoản nợ 67,6 triệu USD mà Kenmark vay của BIDV và SHB vẫn chưa thể thu hồi.
![]() |
Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark bỏ hoang nhiều năm, ảnh hưởng tiêu cực đến thu hút đầu tư của tỉnh Hải Dương. Ảnh: Đức Thanh |
Được cấp chứng nhận đầu tư từ năm 2005, Kenmark (Đài Loan), chủ đầu tư của Dự án đã cam kết dốc 500 triệu USD để biến khu đất này thành một khu công nghiệp quy mô lớn, bao gồm cả một khu đô thị. Theo kế hoạch, trong giai đoạn I, Kenmark sẽ đầu tư 98 triệu USD và trên thực tế đã giải ngân được 44 triệu USD, với việc xây dựng hàng rào bao quanh và một số khu nhà xưởng cho thuê và đường đi nội khu.
Tuy nhiên, tới năm 2010, chủ đầu tư bất ngờ bỏ về nước, Dự án ngừng triển khai và bỏ hoang từ đó tới nay. Những bất đồng giữa Kenmark và hai nhà đầu tư Malaysia vừa góp vốn xây dựng khu công nghiệp này, vừa có dự án thứ cấp tại đây được cho là một trong những nguyên nhân chính khiến kế hoạch phát triển Việt Hòa - Kenmark đổ bể.
Thực ra, chuyện một khu công nghiệp chậm triển khai không có gì đáng ngạc nhiên, nhất là trong những năm 2008 - 2010, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều nhà đầu tư gặp khó, phải tạm dừng hoạt động. Câu chuyện nằm ở chỗ, để triển khai Dự án, Việt Hòa - Kenmark đã vay tổng cộng 67,6 triệu USD (tương đương 1.500 tỷ đồng) của các ngân hàng Việt Nam.
Một con số không hề nhỏ, do vậy, khi Kenmark về nước, các ngân hàng như ngồi trên đống lửa và tìm cách xử lý. Thời điểm đó, các phương tiện truyền thông đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để phản ánh sự kiện này. Việt Hòa - Kenmark thậm chí đã bị coi như một ví dụ điển hình cho tình trạng nhà đầu tư nước ngoài bỏ trốn, để lại nợ nần và rất nhiều hệ lụy.
Tuy nhiên, một điều có thể coi là may mắn là, dù bỏ về nước và đóng băng dự án, song Chủ tịch của Kenmark là ông Hwang Ding Kuo vẫn bay qua bay lại để xử lý vụ việc. Thông tin này đã được lãnh đạo của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương xác nhận. Như vậy, các ngân hàng Việt Nam vẫn có chỗ để “nắm tóc”, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn có nơi để đốc thúc khi muốn nhanh chóng xử lý vướng mắc.
Để xử lý, phương án được thống nhất giữa các bên, bao gồm chủ đầu tư, ngân hàng cho vay và cơ quan quản lý địa phương, là sẽ bán dự án để ngân hàng thu hồi nợ. Tuy nhiên, 6 năm đã qua đi và mặc dù đã có một số nhà đầu tư tìm tới bày tỏ ý định mua, song mọi cuộc thương thảo đều bất thành.
Đây thực sự là một thương vụ không đơn giản, bởi không chỉ Kenmark, mà còn là các chủ nợ là ngân hàng cũng sẽ tham gia đàm phán. Nếu không thỏa mãn điều kiện của các bên, thương thảo sẽ không thể đi tới hồi kết.
Chỉ biết rằng, thời gian đã trôi đi nhanh chóng, Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark vẫn bỏ hoang. Việc một khu công nghiệp rộng lớn, lại nằm ngay vị trí đắc địa, nhưng bao năm qua vẫn nằm bất động giống như một “nỗi đau” của tỉnh Hải Dương, ảnh hưởng tiêu cực tới thu hút đầu tư của tỉnh này. Còn các chủ nợ là các ngân hàng Việt Nam thì vẫn đang phải treo khoản nợ không nhỏ. Do vậy, nhanh chóng giải quyết những lình xình ở Khu công nghiệp Việt Hòa - Kenmark đang là đòi hỏi bức thiết.
-
TP.HCM tổ chức roadshow quốc tế để thông tin việc đầu tư các tuyến metro -
Tăng tốc nhiều dự án cao tốc trọng điểm, mục tiêu thông tuyến từ Cao Bằng đến Cà Mau -
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo tiền khả thi Dự án cao tốc Quy Nhơn-Pleiku -
Bộ Tài chính nêu quan điểm chọn nhà đầu tư cho cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành -
Duy trì mục tiêu thu hút đầu tư nước ngoài 39 - 40 tỷ USD -
Đề xuất mở rộng 30 km cao tốc Nội Bài - Bắc Ninh theo phương thức PPP -
Đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực giáo dục: Thị trường rộng mở, nhưng không dễ dàng
-
1 Nhiều ngân hàng chia cổ tức "khủng" bằng tiền mặt
-
2 Góc nhìn TTCK 7/4 - 11/4: Còn dư chấn thương chiến, cân nhắc điều chỉnh chiến lược đầu tư
-
3 Bộ Tài chính cập nhật kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025
-
4 Mô hình TOD tại TP.HCM thu hút nhiều nhà đầu tư
-
5 Chốt tiến độ thẩm định cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có vốn đầu tư 43.510 tỷ đồng
-
TĐ Group chính thức trở thành nhà phát triển dự án Yên Bình K-Town Phổ Yên
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Nông nghiệp Công nghệ cao - Thực phẩm - Đồ uống
-
Ngày hội việc làm liệu có phù hợp cho người đi làm đã có kinh nghiệm?
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển