
-
Báo Hàn gọi Phú Quốc là “ngôi sao mới của châu Á” nhờ APEC 2027
-
Hà Nội tiến tới phát triển du lịch xanh toàn diện
-
Thêm “cầu nối” hút khách quốc tế đến Việt Nam
-
Việt Nam vô địch cuộc thi bánh ngọt và bánh mì quốc tế Battle of The Pastry & Bakery 2025
-
Khẩn trương ứng phó bão số 3: Ninh Bình tạm dừng toàn bộ du lịch đường thủy -
Bà Nà ra mắt combo ẩm thực kèm vé show “After Glow”
Món ăn ngon, phong cảnh đẹp, con người thân thiện
The Travel nhận định, hiếm nơi nào có đầy đủ mọi thứ cho khách du lịch toàn cầu như Việt Nam. Thương hiệu du lịch Việt Nam ghi dấu ấn đậm nét trên trường quốc tế nhờ những món ăn tuyệt vời, phong cảnh đẹp cùng sự thân thiện, mến khách của người dân. Bên cạnh đó, các cơ sở lưu trú tại Việt Nam được đánh giá có mức giá phải chăng, chất lượng dịch vụ tốt.
Đặc biệt, đến Việt Nam, du khách quốc tế có cơ hội khám phá, trải nghiệm thiên nhiên tươi đẹp với những danh thắng nổi tiếng thế giới như Vịnh Hạ Long, Tràng An, Phong Nha - Kẻ Bàng, Phú Quốc…
Theo dữ liệu từ công cụ theo dõi xu hướng du lịch của Google, từ đầu năm 2023 tới nay, lượng tìm kiếm về du lịch Việt Nam liên tục tăng trong nhóm đầu thế giới, từ vị trí thứ 11 lên vị trí thứ 6. Việt Nam là điểm đến duy nhất trong Đông Nam Á nằm ở nhóm này.
Các thị trường quan tâm nhiều nhất đến du lịch Việt Nam gồm: Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, Anh, Malaysia, Đức, Pháp…
Dữ liệu cũng cho thấy, nhu cầu đi du lịch Việt Nam đang phục hồi rất nhanh, ở tốc độ cao hơn nhiều so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực. Nắm bắt được xu hướng thị trường, Việt Nam có cơ hội tốt để thu hút khách quốc tế đến Việt Nam trong thời gian tới.
“Với du khách đang kiếm tìm những ‘viên ngọc’ còn ẩn mình, thì không nên bỏ qua Phú Yên, Quy Nhơn, đảo Phú Quý, hay Yên Bái, Cao Bằng, Kon Tum… Đây đều là những điểm đến còn ít được du khách quốc tế biết đến”, The Travel gợi ý.
Chuyên trang này nhận định, kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19, nhu cầu du lịch và xu hướng làm việc thay đổi nhiều, nhiều công ty chuyển sang làm việc từ xa, cho phép nhân viên di chuyển linh hoạt hơn. Bởi thế, xu hướng workcation (du lịch kết hợp làm việc từ xa) dần trở nên phổ biến trên toàn cầu.
“Đòn bẩy” để thu hút du khách quốc tế
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Giám đốc điều hành AZA Travel cho hay, du khách nước ngoài đến Việt Nam thường chọn TP.HCM và các thành phố biển như Đà Nẵng, Nha Trang, Phú Quốc... làm nơi dừng chân. Lý do là, những điểm đến này có thời tiết nắng ấm, thuận tiện cho việc di chuyển sang các quốc gia khác trong khu vực, đồng thời có lượng phòng lưu trú lớn, mức giá thuê phòng và chi phí sinh hoạt hợp lý.
Bên cạnh đó, ông Đạt nhận định, việc Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam (trong đó đồng ý kéo dài thời hạn thị thực điện tử từ 30 ngày lên 90 ngày, có giá trị nhập cảnh nhiều lần; nâng thời hạn tạm trú cho người nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực từ 15 ngày lên 45 ngày, có hiệu lực từ ngày 15/8/2023), được xem là “đòn bẩy” để thu hút du khách quốc tế, trong đó có dòng khách du lịch kết hợp làm việc từ xa.
Anh John Rockhold, một người Mỹ đến Việt Nam du lịch kết hợp làm việc 10 ngày cho biết, sau khi hết hạn visa du lịch, anh sẽ đi khám phá Lào, Campuchia, Thái Lan, sau đó trở lại Việt Nam vào cuối tháng 8 và dự định ở lại đây trong 2 tháng.
“Tôi rất thích Việt Nam. Chi phí sinh hoạt ở TP.HCM cho hai vợ chồng tôi có thể không quá 2.000 USD/tháng, bao gồm cả các khoản chi trả cho những người giúp việc nấu ăn và dọn dẹp, ngay cả khi sống trong một căn hộ lớn 150 m2 nhìn xuống sông Sài Gòn… Mọi chi phí sinh hoạt ở Việt Nam thấp hơn nhiều so với ở Mỹ”, anh John Rockhold nói.
Hiện nay, thị trường khách quốc tế đến Việt Nam vẫn chưa hoàn toàn phục hồi, nên lượng phòng lưu trú ở nhiều điểm du lịch còn trống khá lớn. Bởi vậy, theo ông Nguyễn Tiến Đạt, nếu thu hút được dòng khách du lịch kết hợp làm việc từ xa và khách nghỉ hưu, thì ngành du lịch sẽ phát triển bền vững hơn, bởi những du khách này thường ở dài ngày và chi tiêu cao.
Ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á, Chủ tịch Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam cũng khẳng định, với nhiều thị trường khách quốc tế, Việt Nam chính là thiên đường du lịch kết hợp làm việc từ xa. Tuy nhiên, để hấp dẫn dòng khách làm việc online trên toàn thế giới, cần hoàn thiện hạ tầng viễn thông, phủ sóng và miễn phí dùng Internet tại tất cả các điểm du lịch, kể cả vùng biển đảo, vùng sâu, vùng xa... để du khách khám phá bất cứ nơi đâu ở Việt Nam cũng có thể đảm bảo công việc từ xa.

-
Khẩn trương ứng phó bão số 3: Ninh Bình tạm dừng toàn bộ du lịch đường thủy -
Tạo “đòn bẩy” cho du lịch miền núi phía Bắc -
Bà Nà ra mắt combo ẩm thực kèm vé show “After Glow” -
Hàng loạt tour mới phục vụ cao điểm du lịch cuối năm -
Tái bổ nhiệm huyền thoại golf thế giới là Đại sứ du lịch Việt Nam -
Khai trương Văn phòng Xúc tiến Du lịch Việt Nam tại Hàn Quốc -
“Vẽ lại bản đồ du lịch Việt Nam”: Tư duy chiến lược cho một thời kỳ phát triển mới
-
1 Đề xuất mới về thuế thu nhập cá nhân trong chuyển nhượng bất động sản: Tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến để đề xuất chính sách phù hợp
-
2 Rõ dần phương án đầu tư tuyến cao tốc kết nối rừng và biển
-
3 Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Dự án tổ hợp công nghiệp đường sắt
-
4 Thị trường tài sản số thu hút tay chơi lớn
-
Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ và Bệnh viện Quân y 175 ký kết hợp tác chuyên môn
-
SeABank năm thứ 4 liên tiếp được vinh danh trong bảng xếp hạng “Top 1000 Ngân hàng thế giới”
-
Tăng trưởng đồng bộ cả về lượng và chất, tổng tài sản VPBank vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng
-
SeABank thông báo mời thầu
-
Đất nền Bắc Ninh sôi động sau sáp nhập - Thời cơ cho nhà đầu tư đón sóng
-
VietinBank thông báo về việc tự động cập nhật mã số thuế theo mã định danh cá nhân