
-
Tin mới y tế ngày 4/5: Kỳ tích ghép tạng trong dịp đại lễ 30/4-1/5
-
Không có vùng cấm trong xử lý thực phẩm chức năng giả
-
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
-
Gỡ bỏ quảng cáo sản phẩm Dáng Xuân Phục Linh Gold và Best Slim Collagen do chứa chất cấm
-
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai -
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ
Bộ Y tế đã có Quyết định 4035 về việc bổ sung Điều 1 Quyết định 2908 (ban hành ngày 12/6) của Bộ trưởng Y tế.
![]() |
Vắc-xin Pfizer BioNTech do Mỹ sản xuất với quy cách đóng gói 25 lọ/khay, 6 liều/lọ, vừa được phê duyệt sử dụng tại Việt Nam. |
Văn bản do Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường ký. Theo đó, nội dung 3 khoản (1, 4 và 5) trong Điều 1 của Quyết định 2908 được điều chỉnh.
Về tên vắc-xin, bên cạnh Comirnaty, Bộ Y tế bổ sung tên khác là Pfizer BioNTech Covid-19 vắc-xin. Về đóng gói, bên cạnh loại 195 lọ/khay, 6 liều/lọ, Bộ Y tế bổ sung loại 25 lọ/khay, 6 liều/lọ.
Với Quyết định mới, Bộ Y tế bổ sung cơ sở sản xuất là Pharmacia & Upjohn Company LLC - Mỹ và Hospira Incorporated - Mỹ.
Trước đó, Quyết định 2908 của Bộ trưởng Bộ Y tế đã phê duyệt có điều kiện loại vắc-xin Comirnaty do Pfizer (Bỉ) và BiOnTech (Đức) sản xuất, đóng gói 195 lọ/khay, 6 liều/lọ cho nhu cầu cấp bách trong phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài 3 khoản được bổ sung, các nội dung khác tại Quyết định 2908 được giữ nguyên.
Đến nay, Việt Nam đã có hợp đồng mua 51 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 Pfizer, bao gồm 20 triệu liều dành cho vị thành niên 12 - 17 tuổi.
Lô vắc-xin phòng Covid-19 Pfizer đầu tiên về Việt Nam từ tháng 7/2021 và sau đó đều về thêm hàng tuần, tuy nhiên, số lượng còn hạn chế.
Theo kế hoạch trước đây, vắc-xin Pfizer sẽ về nhiều vào quý IV/2021. Sau cuộc điện đàm tối 20/8/2021 với Thủ tướng Phạm Minh Chính, ông Albert Bourla, Chủ tịch Pfizer cam kết sẽ nỗ lực tìm mọi phương án để đẩy nhanh tiến độ giao vắc-xin cho Việt Nam trong tháng 8- 9 và quý IV/2021.
Chủ tịch Pfizer cũng cam kết sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ Việt Nam được nhận chuyển nhượng và các hình thức chuyển giao vắc-xin khác từ các quốc gia; tích cực ủng hộ Chính phủ Mỹ hỗ trợ Việt Nam về vắc-xin.
Liên quan tới nguồn cung vắc-xin, sáng 22/8, lô vắc-xin Covid-19 của AstraZeneca gồm 1.209.400 liều chính thức được VNVC bàn giao cho Viện Pasteur TP.HCM.
Đây là lô vắc-xin thứ 9 thuộc hợp đồng đặt mua trước 30 triệu liều của VNVC và AstraZeneca, vừa được đưa về Việt Nam sáng 19/8.
Như vậy, chỉ sau một tuần kể từ khi lô vắc-xin thứ 8 gồm hơn 1,1 triệu liều được VNVC bàn giao cho Bộ Y tế, VNVC tiếp tục bàn giao hơn 1,2 triệu liều, kịp thời đóng góp cho công tác phòng chống dịch.
Từ ngày 9/7 đến nay đã có hơn 6,2 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 của AstraZeneca được VNVC đưa về Việt Nam theo hợp đồng đặt mua 30 triệu liều từ tháng 11/2020.
Tất cả 30 triệu liều vắc-xin này đều được chuyển giao phi lợi nhuận cho Bộ Y tế với cam kết bàn giao nhanh chóng, an toàn và đảm bảo chất lượng cao nhất.

-
Xử lý nghiêm hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả, sữa giả, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả -
Tin mới y tế ngày 3/5: Cảnh báo hậu quả từ "mẹo gia truyền" nhỏ nước cốt chanh vào mắt, mũi, tai -
Hậu quả của béo phì ở trẻ em và cách cha mẹ cần làm -
Sẵn sàng, chủ động, hoàn thành tốt nhiệm vụ tác nghiệp y tế dịp nghỉ lễ -
“Lách luật” trong đánh giá thực phẩm, hai doanh nghiệp bị Bộ Y tế “tuýt còi” -
Tin mới y tế ngày 2/5: Robot phẫu thuật hiện đại nhất Đông Nam Á có mặt tại TP.HCM -
Phát hiện hai thực phẩm bảo vệ sức khỏe có chứa chất cấm sibutramine
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 3)
-
Chất lượng làm nên thương hiệu: Bí quyết phát triển sản phẩm của Orenda
-
Beyond Digital - Dấu ấn CMC tại sự kiện công nghệ lớn nhất Hàn Quốc
-
Công ty cổ phần Lương thực Thực phẩm Colusa - Miliket thông báo tìm kiếm địa điểm đầu tư (lần 2)
-
Acecook Việt Nam và hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước
-
Bệnh viện Thuận Mỹ ITO Đồng Nai, thành viên Tập đoàn y khoa Hoàn Mỹ được vinh danh Doanh nghiệp phát triển vững mạnh 2025