-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí
Đại sứ Ba Lan tại Việt Nam, bà Barbara Szymanowska |
Đâu là điểm nổi bật nhất trong quan hệ hai nước 65 năm qua, thưa bà?
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1950, Ba Lan và Việt Nam đã có nhiều lĩnh vực hợp tác quan trọng. Về thương mại, Ba Lan là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam tại châu Âu. Kim ngạch thương mại hai chiều hiện ở mức hơn 1,3 tỷ USD và con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Hai nước cũng hợp tác chặt chẽ trong lĩnh vực bảo tồn các di sản văn hóa, Ba Lan đã hỗ trợ Việt Nam bảo tồn nhiều khu di tích lịch sử nổi tiếng ở Mỹ Sơn, Huế và Hội An.
Nhờ sự hỗ trợ đó mà Huế và Hội An đã được đưa vào danh sách Di sản thế giới của UNESCO, qua đó phát triển mạnh du lịch. Về giáo dục, hơn 5.000 sinh viên Việt Nam đã tốt nghiệp từ các trường đại học của Ba Lan từ những năm 1950. Giáo dục là một trong những lĩnh vực mà Ba Lan có thể hỗ trợ tốt nhất cho Việt Nam. Hiện chúng tôi cũng đang cấp học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại Ba Lan.
Một lĩnh vực hợp tác quan trọng khác là vào ngày 2/10/2015, hai nước đã ký một hiệp định về kiểm dịch thực vật, cho phép táo của Ba Lan được vào thị trường Việt Nam. Chúng tôi hy vọng, mặt hàng nông sản này sẽ có mặt tại Việt Nam trước Lễ Giáng sinh hoặc trước dịp Tết của Việt Nam.
Hiện hai nước đang thúc đẩy việc thành lập một ủy ban liên chính phủ nhằm đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư. Kế hoạch này đang được thực hiện đến đâu?
Vấn đề này đã được bàn thảo vài tháng nay. Vào tháng 4/2015, nhân chuyến thăm Việt Nam của Thứ trưởng Bộ Kinh tế Ba Lan, chúng tôi đã nhắc lại việc sẵn sàng kết thúc đàm phán một văn kiện về việc thành lập một ủy ban liên chính phủ. Hiện hai bên vẫn đang tham vấn. Chúng tôi muốn sử dụng mọi cơ chế có thể để đẩy mạnh hợp tác thương mại và đầu tư song phương. Các cơ quan của Chính phủ Ba Lan, cũng như các công ty của Ba Lan đang phối hợp với nhau về chính sách và tiến tới các thỏa thuận, giống như trường hợp về táo mà tôi vừa nói ở trên.
Với doanh nghiệp Ba Lan, thị trường Việt Nam quan trọng thế nào? Họ muốn đầu tư vào những lĩnh vực gì?
Việt Nam là một trong những thị trường quan trọng nhất của Ba Lan tại châu Á. Chính sách của Ba Lan hiện nay coi trọng thương mại với châu Á nhiều hơn so với trước kia. Bộ Kinh tế của Ba Lan đã ban hành một chương trình xúc tiến xuất khẩu vào châu lục này. Việt Nam và Indonesia là hai thị trường ASEAN mà doanh nghiệp Ba Lan hướng đến.
Các doanh nghiệp Ba Lan rất quan tâm đến việc làm ăn trong các lĩnh vực nông nghiệp - thực phẩm, khai khoáng, mỹ phẩm và dược phẩm.
Về đầu tư, Ba Lan có một số dự án đáng chú ý tại Việt Nam như dự án sản xuất soda sử dụng trong ngành dược phẩm tại Thanh Hóa, các dự án về công nghệ thông tin, dệt may và du lịch. Hiện nay, tiềm năng đầu tư giữa hai nước còn rất lớn và chúng ta sẽ tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư, đặc biệt là sau khi Hiệp định Thương mại tự do giữa EU và Việt Nam (EVFTA) có hiệu lực.
EVFTA sẽ tác động như thế nào đến hợp tác thương mại và đầu tư hai nước, thưa bà?
Tôi tin rằng, EVFTA sẽ có lợi cho tất cả các bên, trong đó có Việt Nam và Ba Lan. FTA này rất quan trọng trong hợp tác giữa hai nước, giúp tăng cường hiểu biết về Việt Nam đối với người dân và doanh nghiệp châu Âu. Nó sẽ mở ra nhiều cơ hội mới đối với các nhà đầu tư Ba Lan, nhất là các nhà đầu tư có tiềm lực tài chính mạnh. Làm ăn ở Việt Nam, theo tôi còn một lợi thế nữa, đó là đã từng có nhiều cựu sinh viên Việt Nam học tập tại Ba Lan, có những hiểu biết về đất nước, con người Ba Lan. Nhiều người trong số họ đã trở thành những doanh nhân thành đạt và sẽ là cầu nối giúp doanh nghiệp Ba Lan mở rộng kinh doanh tại Việt Nam.
-
Tháo gỡ điểm nghẽn về thể chế, chính sách để Hà Nội chuyển đổi số hiệu quả -
Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình làm Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương -
Người có công được hỗ trợ 30 triệu đồng/hộ để cải tạo, sửa chữa nhà ở, 60 triệu đồng/hộ để xây mới -
Công bố 6 thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực văn hóa
-
Ưu đãi thuế, lo doanh nghiệp nhỏ “không chịu lớn” -
Đại biểu tranh luận gay gắt về tăng thuế với rượu bia, nước uống có đường -
Bộ Kế hoạch Đầu tư tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua khen thưởng năm 2024 -
Sửa Luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Giảm sâu hơn hoặc miễn thuế cho báo chí -
Nông nghiệp là trụ cột gia tăng xuất khẩu -
Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Cần làm rõ hiệu quả ưu đãi thuế với "đại bàng"
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 22/11 -
2 Thời gian vận hành chính thức tuyến metro số 1 TP.HCM -
3 Lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt: Rõ dần phương hướng -
4 Công chức không ăn vài trăm năm mới mua được nhà, sao không mở rộng đất cho nhà ở xã hội? -
5 Làm rõ suất đầu tư Dự án cao tốc Quy Nhơn - Pleiku vốn 35.940 tỷ đồng
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024
- SeABank thông báo mời thầu
- Huawei Việt Nam chính thức khởi động cuộc thi ICT Competition 2024 - 2025