
-
Vietjet công bố Giám đốc Điều hành mới
-
Tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia từ gỡ rào cản phi thuế quan đúng cách
-
80,8% doanh nghiệp chọn tin tưởng và kỳ vọng vào quý III/2025
-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025
-
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn
![]() |
Vietnam Airlines đang gặp nhiều thuận lợi để rút toàn bộ phần vốn tại 10 công ty còn lại ngay trong năm 2015 để có thể khép lại lộ trình thoái vốn kéo dài hai năm. |
Công ty cổ phần Bảo hiểm hàng không – VNI là thương vụ thoái vốn thành công mới nhất của Vietnam Airlines tính đến thời điểm này.
Trong phiên đấu giá toàn bộ lô cổ phiếu thuộc sở hữu của hãng hàng không quốc gia tại VNI được tổ chức vào ngày 7/7/2015, Vietnam Airlines đã thu về được 109,55 tỷ đồng/100 tỷ đồng mệnh giá.
Như vậy, tính đến thời điểm này, Vietnam Airlines đã thoái được 7/15 danh mục với giá trị vốn đầu tư đã thoái tính theo mệnh giá là 505,64 tỷ đồng (thực thu là 609 tỷ đồng), chiếm 85,05% tổng giá trị vốn đầu tư cần thoái (tổng giá trị vốn cần thoái là 594,5 tỷ đồng). Trong số các đấu mối đã thoái xong vốn có khá nhiều khoản đầu tư có quy mô vốn hóa khá lớn hoặc được đánh giá là “khó nhằn” như: VNI, Techcombank, Bảo hiểm Bảo Minh, Công ty cổ phần Chứng khoán Hòa Bình, cổ phiếu France Telecom…
Ngoài cổ tức hàng năm, Tổng công ty nhận được từ các doanh nghiệp này thì khoản chênh lệch tăng giữa tổng giá trị bán thu được so với tổng giá trị vốn đầu tư thực tế tại 7 doanh nghiệp này là 282,88 tỷ đồng.
Được biết, từ nay đến cuối năm 2015, Vietnam Airlines sẽ phải thoái toàn bộ vốn góp tại 8 doanh nghiệp còn lại với lộ trình đã được chốt.
Cụ thể, quý III/2015 thoái xong vốn tại các công ty: CTCP Khách sạn Hàng không, In Hàng không, CTCP Tư vấn xây dựng và dịch vụ hàng không, CTCP Vận tải ô tô hàng không, CTCP Công trình hàng không; quý IV/2015 thoái xong vốn tại CTCP Nhựa cao cấp hàng không, CTCP Đầu tư hàng không và CTCP Bưu chính Viễn thông Sài Gòn.
Như vậy, tính cả phương án thoái vốn bổ sung đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt, sau khi hoàn thành kế hoạch thoái vốn, Tổng công ty sẽ giảm bớt 15 doanh nghiệp có vốn góp trong số 33 đầu mối trước tái cơ cấu để còn 18 doanh nghiệp có vốn góp, chủ yếu tập trung vào các doanh nghiệp vận tải hàng không và các lĩnh vực liên quan chặt chẽ đến dây chuyền vận tải hàng không.

-
Vicem đặt nhiều kỳ vọng tiêu thụ xi măng trong quý III/2025 -
Doanh nghiệp ngành dầu khí: Thận trọng khi xây dựng kịch bản cho giai đoạn mới -
Phòng vệ thương mại với hàng xuất khẩu phức tạp hơn -
Vietravel Airlines có máy bay "của mình"; GELEX lập công ty con; Dabaco vượt kế hoạch lãi cả năm -
Đã giảm thuế gần 50.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2025 -
Chủ tịch UBND TP.HCM: Tỷ lệ "sinh và tử" của doanh nghiệp vẫn rất đáng quan tâm -
Việt Nam áp thuế bột ngọt nhập khẩu thêm 5 năm
-
Vietcombank dẫn đầu ngành ngân hàng về đổi mới sáng tạo và ESG
-
Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ quốc tế Vietcombank JCB
-
Ngân hàng ngoại khuấy động thị trường bất động sản bằng chiến lược "cam kết dài hạn"
-
Acecook Việt Nam công bố chiến lược phát triển mới
-
Tập đoàn AEON chính thức ra mắt Chương trình Điểm thành viên “WAON POINT”
-
OBC Holdings ra mắt thị trường với dự án A&K Tower