
-
Hội chợ THAIFEX Anuga Asia 2025: Thúc đẩy đổi mới và mở rộng cơ hội kinh doanh ngành Thực phẩm và Đồ uống
-
Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu HHV trước làn sóng đầu tư công
-
3 điều mà Chủ tịch Masan tin rằng không thay đổi
-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng
-
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025
![]() |
Đây đã là lần thứ 4 trong vòng 1 năm qua, Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ. |
Chiều ngày 7/8, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines đã có thông báo gửi tới các cổ đông về việc thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng hải Việt Nam từ sáng ngày 8/8 sang ngày 13/8/2020.
“Do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, Tổng công ty cần thêm thời gian để thực hiện một số thủ tục, biện pháp cần thiết trong chuẩn bị tổ chức Đại hội nhằm đảm bảo cho Đại hội được diễn ra an toàn, tuân thủ các quy định phòng chống dịch”, Thông báo nêu rõ.
Đây đã là lần thứ 4 trong vòng 1 năm qua, Vinalines phải thay đổi thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần đầu của Công ty mẹ.
Vào giữa tháng 6/2020, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã ký Quyết định số 277/QĐ – UBQLV điều chỉnh quy mô và cơ cấu vốn điều lệ theo kết quả bán cổ phần lần đầu của Công ty mẹ - Vinalines.
Theo đó, vốn điều lệ của Công ty mẹ - Vinalines được điều chỉnh giảm chỉ còn 12.005,88 tỷ đồng so với mức 14.046 tỷ đồng được quy định tại Quyết định số 751/QĐ – TTg ngày 20/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án CPH Công ty mẹ - Vinalines.
Do vốn điều lệ của Công ty mẹ giảm dẫn tới quy mô cổ phần phát hành lần đầu giảm tương ứng, chỉ còn 1.200.588.000 cổ phần, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó cổ phần Nhà nước nắm giữ 1.194.213.300 cổ phần, chiếm 99,469% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho người lao động trong doanh nghiệp là 392.500 cổ phần, chiếm 0,038% vốn điều lệ; cổ phần bán ưu đãi cho tổ chức công đoàn là 500.000 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ; cổ phần bán đấu giá công khai là 5.420.900 cổ phần, chiếm 0,452% vốn điều lệ.
Theo kế hoạch kinh doanh điều chỉnh trình Đại hội đồng cổ đông lần đầu, Công ty mẹ - Vinalines đặt doanh thu 1.526 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là âm 1.024,8 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 8 tháng đầu năm 2020 – thời điểm vẫn hoạt động theo mô hình Công ty TNHH MTV lỗ 139,73 tỷ đồng, 4 tháng cuối năm 2020 – thời điểm chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần lỗ 885,11 tỷ đồng.
Trước đó, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đã giao người đại diện phần vốn tại Vinalines phải hoàn thành một số chỉ tiêu kinh doanh trọng yếu, trong đó lợi nhuận trước thuế của Công ty mẹ là 51 tỷ đồng; tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của Công ty mẹ đạt 0,42%; không có nợ phải trả quá hạn và có hệ số khả năng thanh toán nợ đến hạn lớn hơn 1; kế hoạch vốn đầu tư không quá 390 tỷ đồng.
Ngoài tác động tiêu cực do dịch Covid – 19 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vận tải biển, thanh lý các tàu biển; việc phải phân bổ, trích lập các tồn tại về tài sản, công nợ tồn đọng trong giai đoạn DNNN chưa được xử lý lên tới hơn 940 tỷ đồng cũng khiến lợi nhuận dự kiến năm 2020 của Công ty mẹ chuyển từ lãi mỏng sang lỗ sâu.
Theo lãnh đạo Vinalines, thời gian từ khi xác định giá trị doanh nghiệp lần gần nhất (31/12/2016) đến thời điểm Tổng công ty chính thức trở thành công ty cổ phần (dự kiến giữa tháng 8/2020) kéo dài gần 4 năm. Trong thời gian đó, các biến động về tài sản, công nợ là rất lớn, đặc biệt với Tổng công ty, các tồn tại về tài sản, công nợ nêu trên đã kéo dài nhiều năm với giá trị lớn, chưa đủ điều kiện loại trừ ra khỏi giá trị doanh nghiệp những vẫn chưa thể xử lý dứt điểm trong giai đoạn CPH trong khi lại không được phép trích lập, phân bổ trong giai đoạn chưa chính thứ chuyển sang mô hình công ty cổ phần.
“Vì vậy, ngay sau khi chuyển sang mô hình công ty cổ phần, Tổng công ty phải tiếp tục gánh chịu các tổn thất về tài sản, công nợ trong giai đoạn DNNN chưa được xử lý”, lãnh đạo Vinalines cho biết.

-
Searefico có thể trúng thầu thêm 2.000 tỷ đồng -
UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận chuyển nhượng Nhà máy thủy điện Khe Nghi -
Doanh nghiệp Đức tại Việt Nam tính chuyện mở rộng kinh doanh -
SABECO giữ vững phong độ, hướng đến tăng trưởng lợi nhuận 8% trong năm 2025 -
Tập đoàn Xuân Thiện khởi công Nhà máy sản xuất vôi và bột nhẹ hơn 8.000 tỷ đồng tại Hòa Bình -
Thị trường M&A “nguội lạnh” vì thương chiến -
Mộc Châu Milk: Phát triển bền vững nhờ nắm bắt xu hướng thị trường, dẫn đầu công nghệ
-
CONINCO: Củng cố nguồn lực, mở rộng thị trường, cùng đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình
-
Năm thứ 3 liên tiếp Coteccons đứng đầu bảng xếp hạng "Top 10 Nhà thầu Xây dựng Uy tín"
-
ĐHĐCĐ SeABank: Bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
-
VPBank cho vay tới 90% giá trị xe với doanh nghiệp vay mua ô tô
-
Cathay Life Việt Nam vào "Top 50 doanh nghiệp tăng trưởng xuất sắc nhất Việt Nam năm 2025"
-
Khởi công dự án năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV)