
-
Thị trường chứng khoán chờ tin tốt
-
HoSE chấp thuận niêm yết gần 312 triệu cổ phiếu TAL
-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản
-
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính
-
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan”
![]() |
Sau giao dịch này, Sa Giang sẽ chỉ còn duy nhất một cổ đông lớn là công ty mẹ Vĩnh Hoàn |
CTCP Vĩnh Hoàn (mã VHC) vừa công bố đăng ký mua 1,817 triệu cổ phiếu SGC, tương đương 25,43% vốn điều lệ của CTCP Sa Giang. Ước tính theo giá đóng cửa ngày 13/4 (86.000 đồng/cổ phiếu), số tiền mà Vĩnh Hoàn cần chi ra cho giao dịch này xấp xỉ 156 tỷ đồng.
Sau giao dịch trên, tỷ lệ sở hữu của Vĩnh Hoàn tại Sa Giang sẽ tăng từ 51,29% lên 76,72%. Thương vụ mua lại phần vốn trên đã được Vĩnh Hoàn lấy ý kiến cổ đông thông qua trước đó vài ngày. Cụ thể, Vĩnh Hoàn sẽ mua lại số cổ phần trên từ nhóm 4 cá nhân, trong đó riêng bà Trần Thị Thanh Thúy sở hữu 21,08% vốn và ông Lê Văn Phúc (chồng bà Thanh Thúy) sở hữu 2,26% vốn. Ông Phúc cũng từng có thời gian đảm nhiệm vị trí thành viên HĐQT của Sa Giang.
Vĩnh Hoàn dự kiến thực hiện giao dịch mua từ 16/4 đến 16/5 thông qua phương thức thỏa thuận và khớp lệnh. Trước đó, vào cuối năm 2020, Vĩnh Hoàn đã chi gần 348 tỷ đồng để mua lại 49,89% vốn Sa Giang mà Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước chào bán cạnh tranh. Cùng với số cổ phần nhỏ lẻ đã mua gom trước đó, Vĩnh Hoàn chính thức trở thành công ty mẹ của Sa Giang từ tháng 1/2021.
Thương vụ M&A giữa Vĩnh Hoàn và Sa Giang diễn ra khá êm ả, đưa hai doanh nghiệp niêm yết có trụ sở tại Đồng Tháp về chung một nhà. Sa Giang chỉ còn duy nhất một cổ đông lớn cũng là công ty mẹ Vĩnh Hoàn sau giao dịch trên. Số cổ phiếu nằm trong tay các nhà đầu tư nhỏ lẻ tương đương hơn 23% lượng cổ phiếu đang lưu hành.
Kết quả kinh doanh năm 2020 của Sa Giang giảm nhẹ với doanh thu cả năm đạt hơn 311 tỷ đồng, thấp hơn gần 8 tỷ đồng so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế giảm 5,54% xuống 38,7 tỷ đồng. Thu nhập ròng trên mỗi cổ phiếu năm 2020 nhích nhẹ lên 4.319 đồng.
So với kế hoạch đề ra, các chỉ tiêu trên vượt lần lượt 22,4% và 18,7%. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Sa Giang gặp khó trong nửa đầu năm nhưng đã có bước phục hồi từ quý III/2020. Mặt hàng chủ lực của công ty trước nay là bánh phồng tôm vốn không phải loại thực phẩm thiết yếu. Tuy nhiên, thích ứng với bối cảnh mới dưới tác động của dịch Covid-19, Sa Giang đã chuyển sang tập trung sản xuất mặt hàng phụ là các sản phẩm từ gạo để cải thiện hoạt động xuất khẩu.

-
Dòng tiền hơn 10.000 tỷ đồng đổ về một doanh nghiệp bất động sản -
Bảo đảm nhiệm vụ tài chính, ngân hàng không bị gián đoạn khi sắp xếp đơn vị hành chính -
Tăng cường sức mạnh nội khối, doanh nghiệp tìm đường gỡ rào cản phi thuế quan -
“Việt Nam là hình mẫu trong khu vực ASEAN về cải cách phi thuế quan” -
Chính sách tài khóa năm 2025: Tiếp tục tạo động lực tăng trưởng cho nền kinh tế -
Thị trường chứng khoán biến động: Giữ tiền, bắt đáy hay chờ thời? -
ĐHCĐ F88: Mục tiêu lợi nhuận tăng 50%, lên sàn UPCoM quý III/2025
-
Câu lạc bộ Doanh nhân Sài Gòn chính thức đổi tên thành Hội doanh nhân Sài Gòn
-
Từ quầy hàng nhỏ đến doanh nghiệp bài bản: VPBank tiếp sức đúng lúc, đồng hành dài lâu
-
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới
-
LOTTE MART Việt Nam được vinh danh là doanh nghiệp xanh
-
Tôn Nam Kim - Khẳng định tầm nhìn phát triển bền vững và sáng tạo
-
Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Từ bên lề đến trung tâm chính sách