
-
PV Drilling quay trở lại kế hoạch trả cổ tức tiền mặt
-
Loạt doanh nghiệp năng lượng nhà BB Group vi phạm nghĩa vụ trái phiếu
-
Cơ Điện Lạnh có thể phát triển dự án bất động sản theo trục giao thông chính
-
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng
-
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu
![]() |
Công ty Vĩnh Hoàn được đánh giá có nhiều dư địa tăng trưởng trong năm 2022. |
Kết thúc năm 2021, bất chấp dịch bệnh diễn biến phức tạp, cùng giá cước vận tải tăng cao, kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn vẫn tăng trưởng nhờ sự phục hồi nhu cầu tiêu thụ tại các thị trường xuất khẩu, đặc biệt là Mỹ. Bên cạnh đó, giá bán cũng được cải thiện, giúp Công ty gia tăng biên lợi nhuận.
Báo cáo tài chính của Vĩnh Hoàn cho biết, kết thúc năm 2021, Công ty đã đạt 9.054 tỷ đồng doanh thu thuần hợp nhất, tăng 28,66% so với năm 2020. Doanh thu hai nhóm sản phẩm chính là cá tra và phụ phẩm đều tăng mạnh, lần lượt đạt 23% và 39% so với năm 2020. Cá tra hiện vẫn là sản phẩm đóng góp chủ lực vào cơ cấu doanh thu của Công ty.
Xét về thị trường tiêu thụ, Mỹ trở thành điểm sáng và động lực dẫn dắt tăng trưởng, chiếm khoảng 42% doanh thu. Bên cạnh sức cầu hồi phục, kết quả này cũng phản ánh việc vào tháng 6/2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) đã ban hành kết luận cuối cùng đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá lần thứ 16 (POR16) đối với cá tra - basa của Việt Nam và xác định mức thuế chống bán phá giá đối với Vĩnh Hoàn trong đợt rà soát này là 0 USD/kg.
Sản lượng, giá bán hồi phục, một mặt giúp Công ty tăng doanh thu, đồng thời góp phần cải thiện biên lợi nhuận. Kết thúc năm 2021, mức biên lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn đã đạt 19,35%, tăng 4,93 điểm phần trăm so với năm 2020, qua đó giúp lợi nhuận gộp thu về đạt 1.752,2 tỷ đồng, tăng 72,7% so với năm 2020, bỏ xa tốc độ tăng trưởng doanh thu.
Trong bối cảnh giá cước vận tải toàn cầu tăng cao và sự gián đoạn vận chuyển hàng hóa khiến chi phí bán hàng của Vĩnh Hoàn cũng tăng gấp 2 lần trong năm vừa qua (chi phí vận chuyển, lưu kho và các dịch vụ mua ngoài tăng 2,7 lần so với năm 2020), thì sự cải thiện về lợi nhuận gộp đã góp phần quan trọng giúp giảm bớt ảnh hưởng của sự gia tăng chi phí này lên lợi nhuận. Khấu trừ các chi phí, tổng cộng Vĩnh Hoàn đạt lợi nhuận sau thuế 1.110 tỷ đồng trong năm 2021, tăng 54,3% so với năm trước.
Trong năm 2021, dòng tiền hoạt động kinh doanh của Vĩnh Hoàn cũng thặng dư 640 tỷ đồng, tăng 63,6% so với năm 2020, bất chấp nhu cầu vốn lưu động cũng tăng mạnh để tài trợ cho các khoản hàng tồn kho và phải thu. Tuy vậy, do nhu cầu đầu tư còn lớn vào xây dựng trại cá giống, mở rộng dây chuyền sản xuất Nhà máy Collagen và xây dựng nhà máy tinh luyện dầu cá, tăng vốn xây dựng và cải tạo các vùng nuôi... khiến dư nợ vay đến ngày 31/12/2021 của Vĩnh Hoàn vẫn tăng 32,3% so với đầu năm, lên mức 1.555,2 tỷ đồng.
Bước sang năm 2022, kết quả kinh doanh của Vĩnh Hoàn được đánh giá còn nhiều dư địa tăng trưởng từ sức cầu tại các thị trường lớn như Trung Quốc, châu Âu (EU). Sau 2 năm liên tiếp tăng trưởng ở mức thấp, các thị trường này được dự báo sẽ phục hồi tốt hơn trong năm nay nhờ tác động của việc đẩy mạnh tái mở cửa nền kinh tế, ảnh hưởng của Hiệp định EVFTA và nới lỏng hạn chế nhập khẩu thủy sản tại các cảng của Trung Quốc.
Tại thị trường Mỹ, dư địa tăng trưởng vẫn còn lớn nhờ nhu cầu tăng mạnh sau dịch bệnh và trên mức nền tảng thấp của giai đoạn đầu năm 2021.
Phục hồi về sức cầu của các thị trường cũng sẽ tiếp tục thúc đẩy giá bán, trong khi mức tồn kho của doanh nghiệp thấp. “Mức tồn kho thấp, kỳ vọng làm tăng giá bán khi nhu cầu tiêu thụ ngày càng khả quan, trong khi nguồn cung chưa thể điều chỉnh kịp thời”, bộ phận phân tích của BSC đánh giá.
Trong nửa cuối năm 2022, nếu các chuỗi cung ứng, sản xuất của thế giới dần quay trở lại mức bình thường, làm giảm chênh lệch cung cầu và giá cước vận tải hạ nhiệt, sẽ giúp Vĩnh Hoàn giảm áp lực chi phí và cải thiện biên lợi nhuận.
Theo bản tin tháng 1/2022 vừa công bố, Vĩnh Hoàn đã ghi nhận tổng doanh thu tháng đầu năm 2022 tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, đạt 777 tỷ đồng. Trong các thị trường xuất khẩu, thị trường châu Âu tăng 20%, thị trường Mỹ tăng 25% so với cùng kỳ năm 2021.
Ở chiều ngược lại, việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu do ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong năm vừa qua cũng ảnh hưởng đến việc thực hiện các đơn hàng của Công ty. Giá nguyên liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến biên lợi nhuận nếu Vĩnh Hoàn không chuyển được vào giá bán đầu ra và độ trễ về thời gian trong quá trình sản xuất đến tiêu thụ. Nếu tình trạng thiếu hụt nguồn cung giảm dần và giá bán đầu ra hạ nhiệt, doanh nghiệp sẽ chịu rủi ro giảm biên lợi nhuận.

-
Gỗ Đức Thành muốn bán bớt tài sản để giảm áp lực tài chính -
Vincom Retail đặt mục tiêu lãi kỷ lục 4.700 tỷ đồng -
Vĩnh Hoàn lên kế hoạch lãi 1.226 tỷ đồng trong năm 2025 -
ĐHĐCĐ MIC: Lợi nhuận mục tiêu tăng 75%, đầu tư nhiều hơn vào cổ phiếu, trái phiếu -
Thép Nam Kim trước thực tế bất ổn của thị trường xuất khẩu -
Chủ khu resort đắt đỏ bậc nhất Six Senses Ninh Vân Bay vẫn chật vật nợ nần -
Vinafood II lên kế hoạch lãi 113,6 tỷ đồng trong năm 2025
-
1 Tin vắn Đầu tư Online ngày 2/4
-
2 Thị trường ghi nhận thêm 77 lô trái phiếu có vấn đề, trị giá 5.540 tỷ đồng
-
3 [Ảnh] Thiên đường du lịch Hồ Tràm hoang vắng sau cơn sốt bất động sản
-
4 TP.HCM chuẩn bị thực hiện thêm 2 dự án TOD dọc tuyến metro số 2
-
5 Tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng: Cơ hội để Hải Phòng bứt phá
-
SeABank đón sinh nhật 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng
-
Triển lãm Quốc tế Logistics Việt Nam lần thứ 3: Chuyển đổi số - Phát triển xanh ngành logistics
-
Shop thương mại dịch vụ The Senique Hanoi - Tâm điểm kinh doanh giữa đại đô thị phía Đông sầm uất
-
Hé lộ nhà tư vấn chiến lược đằng sau nhiều thương vụ IPO thành công tại Mỹ
-
Đánh thức giác quan, chạm tới đỉnh cao sống sang tại Kepler Tower
-
Herbalife Việt Nam tham gia tài trợ Giải vô địch quốc gia marathon Tiền Phong năm thứ năm liên tiếp