-
ACCA và PwC hợp tác vì sự phát triển bền vững ngành tài chính, kế toán Việt Nam -
Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng -
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump?
Trụ tiếp tục là gánh nặng kéo VN-Index giảm điểm trong tuần, trong đó VHM và VIC lần lượt ảnh hưởng -5 điểm và -4,8 điểm đến chỉ số. Tổng cộng 10 mã ảnh hưởng lớn nhất đến VN-Index đã làm chỉ số giảm 26 điểm trong tuần. Chiều tăng điểm GAS và VCB đã hỗ trợ nhẹ khi giúp VN-Index tăng 1 điểm và 0,91 điểm.
Khối ngoại trở lại mua ròng trong tuần với giá trị 632 tỷ đồng. HPG là cổ phiếu được mua ròng nhiều nhất với giá trị 197 tỷ đồng, tiếp đến là GEX với giá trị 178 tỷ đồng. Chiều bán ròng dẫn đầu là STB với giá trị 184 tỷ đồng
Riêng trong phiên cuối tuần này, điểm tích cực là VN-Index đóng cửa trong sắc xanh, trong đó cặp đôi VHM và VIC vẫn là lực đỡ chính giúp thị trường thoát khỏi phiên điều chỉnh, lần lượt đóng góp 1,84 điểm và 1,11 điểm vào chỉ số chung. Kết phiên, VIC tăng 4,1%, với thanh khoản vẫn thuộc top 10 dẫn đầu thị trường, đạt 13,57 triệu đơn vị, trong khi đó, VHM kết phiên tăng 2,2% và khớp gần 7,3 triệu đơn vị.
Nhiều mã cổ phiếu bất động sản khác cũng tăng tốt khi đóng cửa DIG +2,4%, PDR +1,3%, VCG, CII, BCG…
Nhóm chứng khoán tiếp tục có thanh khoản cao, nhưng áp lực bán gia tăng cuối phiên, đưa nhóm này thành nhóm giảm mạnh nhất thị trường. Thanh khoản lớn có thể kể đến VIX khớp 20,66 triệu đơn vị, SSI khớp 20 triệu đơn vị, VND khớp 17,39 triệu đơn vị…
Sự suy giảm mạnh của thị trường trong 2 tuần qua đến từ việc nhà đầu tư lo ngại khi Ngân hàng Nhà nước liên tục phát hành tín phiêu để hút ròng, nên đã ưu tiên bán ra ngay đầu tuần kéo VN-Index giảm gần 40 điểm. Xu hướng giảm điểm tiếp tục chiếm ưu thế, VN-Index xuyên thủng mốc 1.150 điểm và chỉ bật lại khi chạm vùng 1.130 điểm.
Theo đánh giá của SSI Research, áp lực tỷ giá là một trong những nguyên nhân chính khiến Ngân hàng Nhà nước phát hành tín phiếu trong cả hai giai đoạn tháng 6/2022 và tháng 9/2023. Công cụ chính sách tiền tệ này được thực hiện nhằm điều tiết bớt một lượng thanh khoản trong hệ thống trong ngắn hạn - là một phần trong nỗ lực nhằm giảm mức chênh lệch lãi suất VND và USD và từ đó hạn chế các hoạt động đầu cơ trên thị trường.
Nhìn chung, động thái phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước là một cách thức nhằm điều chỉnh trạng thái thanh khoản ngắn hạn trên hệ thống và là hoạt động thường thấy từ các ngân hàng trung ương và không đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đảo chiều chính sách tiền tệ. Mục đích của Ngân hàng Nhà nước là nhằm hút bớt thanh khoản thị trường 2 để giảm áp lực đầu cơ tỷ giá trong ngắn hạn.
-
Cảng Thị Nại giảm tới 42% kế hoạch lợi nhuận năm 2024 -
Tổng giám đốc TNG muốn mua 1 triệu cổ phiếu -
Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
Tiền ảo - “vàng số” hay canh bạc dưới thời ông Donald Trump? -
Ô tô Trường Long sắp chi 42 tỷ đồng tạm ứng cổ tức -
Người nhà Phó chủ tịch VIB đăng ký mua 14 triệu cổ phiếu -
VN-Index tăng mạnh phiên thứ hai nhờ cổ phiếu vốn hoá lớn
-
1 Vietjet xin đầu tư xây dựng hangar bảo dưỡng tàu bay tại Sân bay Đà Nẵng -
2 Tín dụng tăng nhanh hơn huy động, ngân hàng tăng lãi suất tiền gửi -
3 Tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam không đáng lo ngại -
4 Hút mỗi điếu xì gà sẽ phải trả thêm 50.000 - 100.000 đồng thuế tiêu thụ đặc biệt -
5 Tin vắn Đầu tư Online ngày 23/11
- Sandoz triển khai chương trình cộng đồng phòng chống đề kháng kháng sinh tại Việt Nam
- Thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus - Cơ hội rinh iPhone 16 và nhiều quà hấp dẫn
- Ký kết hợp tác chiến lược Vietnam Land và CaraWorld: Khai mở những cơ hội mới
- SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách hàng vay mua căn hộ tại dự án Newtown Diamond
- Giải Golf ngành Nhôm - Kính - Cửa toàn quốc 2024: Hứa hẹn nhiều bất ngờ và trải nghiệm thú vị
- NAB Vietnam nhận giải thưởng “Doanh nghiệp xuất sắc châu Á” tại APEA 2024