Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Chủ Nhật, Ngày 15 tháng 09 năm 2024,
VN-Index "hồi" nhẹ, cổ phiếu Vingroup giảm hơn 25% từ đỉnh tháng 8
Tùng Linh - 15/09/2023 18:33
 
Thanh khoản trên thị trường bớt sôi động đáng kể. Tuy nhiên, dòng tiền vẫn tập trung mạnh ở cổ phiếu Sacombank và Vingroup với giá trị giao dịch đạt trên ngàn tỷ đồng.
.
Phiên giao dịch ngày 15/9, số lượng mã chứng khoán giảm giá cao vượt số mã tăng.

Thêm một phiên rung lắc, nhưng sắc xanh đã trở lại

Sau hai phiên giảm đưa VN-Index về vùng trên 1.220 điểm, chỉ số sàn HoSE tiếp tục có thêm một phiên giao dịch rung lắc. Kết thúc phiên, VN-Index vẫn không thể vượt mốc 1.230 điểm. VN-Index tăng 3,55 điểm (+0,29%) lên 1.227,36 điểm. HNX-Index tăng 0,9 điểm (+0,36%) lên 252,76 điểm. UPCoM-Index tăng 0,11 điểm (+0,12%) lên 93,76 điểm.

Tuy vậy, xanh vỏ nhưng lòng vẫn đỏ. Số lượng mã chứng khoán giảm giá cao vượt số mã tăng. Trên cả ba sàn, 377 mã tăng giá, 27 mã tăng trần. Trong khi, có tới 410 mã giảm và 38 mã giảm sàn.

Mã cổ phiếu vốn hóa lớn tăng trội hơn. Trên sàn HoSE, VN30-Index tăng 0,38%, cao hơn mức tăng chung 0,29% của chỉ số chung. Trong nhóm 10 cổ phiếu vốn hoá lớn, 7/10 cổ phiếu cũng đóng cửa trong sắc xanh. Tuy nhiên, cổ phiếu vốn hoá lớn lại giảm mạnh kéo lùi đáng kể sự cố gắng của các trụ cột còn lại.

Trong đó, cổ phiếu Vingroup giảm tới 3,42% xuống còn 53.600 đồng. Chỉ trong vòng một tháng, VIC đã “bốc hơi” 25% từ đỉnh của năm vừa xác lập hôm 17/8 (gần 72.000 đồng/cổ phiếu). VIC cũng là đầu tàu kéo VN-Index đi xuống, đóng góp tới 1,75 điểm giảm.

Ở chiều ngược lại, top 5 cổ phiếu tác động tích cực đến chỉ số chung lần lượt là GAS, VHM, VCB, GVR, FPT.

Trái với cổ đông Vingroup, cổ phiếu của Vinhomes tăng hơn 3%. VHM đóng cửa ở mức 50.500 đồng/cổ phiếu. Lực cầu của khối ngoại đã tác động tích cực lên cổ phiếu ông lớn bất động sản này. VHM đứng đầu trong danh sách cổ phiếu hút dòng tiền nước ngoài với giá trị mua ròng 224 tỷ đồng. Cùng đó, khối ngoại cũng mạnh tay gom VIX (160 tỷ đồng) và một cổ phiếu khác ngành bất động sản là PDR (123 tỷ đồng). VNM cũng được mua ròng 84 tỷ đồng. Cả bốn cổ phiếu nằm trong tầm ngắm của khối ngoại đều đóng cửa trong sắc xanh.

Trong khi đó, HPG và STB bị khối ngoại bán ròng lần lượt 143 tỷ đồng và 106 tỷ đồng và kết phiên trong sắc đỏ với mức giảm gần 1%. STB là trường hợp hiếm hoi mà khối ngoại “chốt lời” mạnh nhưng vẫn tăng giá cuối phiên.

Lực cầu khối ngoại đẩy loạt cổ phiếu tăng giá

Tổng cộng, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng nhẹ 96 tỷ đồng trên ba sàn. Mức mua ròng trên vẫn khiêm tốn so với hai phiên bán mạnh liền trước.

Ở cả hai chiều, giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài khá sôi động. Riêng trên sàn HoSE, nhóm này mua ròng 2.625 tỷ đồng, trong khi bán ra thu về 2.503 tỷ đồng, gấp khoảng 2 lần phiên trước.

Sự sôi động trong giao dịch của nhóm ngoại đã hỗ trợ khá nhiều thanh khoản của phiên. Giá trị giao dịch trên cả ba sàn đạt gần 24.500 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch sàn HoSE xấp xỉ 21.680 tỷ đồng, thấp nhất kể từ đầu tháng 9/2023. Thị trường vẫn còn 2 cổ phiếu giao dịch với thanh khoản đạt trên nghìn tỷ gồm STB (1.116 tỷ đồng) và VIC (1.031 tỷ đồng).

Góc nhìn TTCK tuần 11 - 15/9: Khả năng xuất hiện “2 đỉnh”, nhà đầu tư cẩn trọng
Dưới góc độ phân tích kỹ thuật, dù chinh phục được mốc 1.240 điểm, nhưng phiên giao dịch cuối tuần đã có lực phân phối khá lớn. Chuyên gia...
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư