-
CEO Văn hoá Tân Bình và người liên quan sở hữu vượt 25% không chào mua công khai -
VN-Index mất hơn 14 điểm, giảm mạnh nhất ba tháng qua -
Đầu tư IPA phát hành hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu để đảo nợ -
Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn -
Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11 -
Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA)
Sắc xanh áp đảo, VN-Index tăng phiên thứ 4 liên tiếp
Trái với lo ngại áp lực chốt lời sẽ ghìm chân thị trường chứng khoán, dòng tiền chảy vào thị trường đã kéo cả ba chỉ tăng mạnh trong phiên hôm nay, đặc biệt bứt lên từ nửa cuối phiên chiều.
Tại thời điểm kết phiên VN-Index tăng 10,49 điểm (+0,96%), lên 1.108,31 điểm. HNX-Index tăng 2,16 điểm (+0,95%), lên 228,72 điểm. UpCoM-Index tăng 0,33 điểm (+0,39%), lên 84,43 điểm. VN-Index đóng cửa ở mức cao nhất trong ngày. Đây cũng là phiên đóng cửa cao nhất của thị trường kể từ đầu tháng 2/2023 và là phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp.
Phiên tăng điểm hôm nay có sự đồng thuận của các cổ phiếu vốn hóa lớn. VN30-Index tăng 1,03%, vượt trội so với mức tăng của chỉ số chung. Tương tự, trong nhóm doanh nghiệp có quy mô vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán, 7/10 cổ phiếu đều tăng, thậm chí tăng 1-2%. Các trụ cột chính nâng đỡ cho thị trường lần lượt là VHM, VCB, VIC, MBB và TCB.
Tuy nhiên, không phải nhóm bất động sản hay ngân hàng, điểm sáng lớn của thị trường phiên hôm nay là dòng chứng khoán. VND tăng kịch biên độ, hàng loạt cổ phiếu tăng trên 3% như FTS, HCM, MBS, IVS, ORS… Sắc xanh cũng áp đảo ở nhóm ngân hàng, bán lẻ, thép…
Mới đây VNDirect đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023, dự kiến tổ chức vào ngày 17/6. Nội dung đáng chú ý là việc VNDirect sẽ chia cổ tức năm 2022 bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 5%. Nếu tờ trình được thông qua, đây sẽ là năm đầu tiên VND không chia cổ tức tiền mặt cho cổ đông trong 5 năm gần nhất.
Về kế hoạch kinh doanh năm 2023, VNDirect đặt chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế 1.600 tỷ đồng, tăng 17% so với thực hiện năm 2022. Trong quý I/2023 vừa qua, VNDirect mới chỉ đạt 135,6 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 82% so với quý I/2022, và như vậy chưa hoàn thành 10% mục tiêu năm 2023. Với phiên tăng trần hôm nay, vốn hóa của VND đã vượt 23.500 tỷ đồng, tương đương khoảng 1 tỷ USD, góp mặt trong top 40 cổ phiếu vốn hóa cao nhất sàn HOSE.
Khối ngoại trở lại mua ròng, tập trung nhiều nhất ở SSI và VND
Giao dịch trên thị trường tiếp tục sôi động. Thanh khoản cả ba sàn đạt 18.697 tỷ đồng. Trong đó, giao dịch sàn HoSE đạt 15.642 tỷ đồng, giảm gần 11% so với hôm qua. Dù bớt sôi động hơn, dòng tiền hiện vẫn đang ở mức cao so với các tháng đầu năm cũng như bình quân năm 2022.
Cổ phiếu hút dòng tiền lớn nhất trong phiên là VND với thanh khoản đạt 979 tỷ đồng. Một số cổ phiếu khác cũng giao dịch mạnh là SSI (844 tỷ đồng), STB (481 tỷ đồng) và MBB (457 tỷ đồng).
Hai cổ phiếu đứng đầu ngành chứng khoán cũng là mã đón dòng vốn ngoại giải ngân mạnh nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài đã chi 142 tỷ đồng mua ròng cổ phiếu của Chứng khoán SSI. Cổ phiếu VNDirect cũng được mua ròng 82 tỷ đồng.
Ở chiều ngược lại, khối ngoại bán ròng mạnh VNM (145 tỷ đồng), CTG (70 tỷ đồng) hay ST8 (61 tỷ đồng).
-
Vốn hóa Asia Group bốc hơi hơn 1.700 tỷ trong 3 phiên đầu tiên chào sàn -
Cầu bắt đáy dâng cao kéo VN-Index tăng mạnh, sắc xanh trở lại cuối phiên 13/11 -
Hủy niêm yết bắt buộc cổ phiếu Thiên Nam (TNA) -
Cổ phiếu DRH ra khỏi diện cảnh báo -
VN-Index giảm phiên thứ tư liên tiếp, mất mốc 1.245 điểm -
Cổ phiếu MZG của công ty chuyên về giấy tái chế chào sàn Upcom -
Ông Donald Trump tái xuất Nhà Trắng: Thị trường hưng phấn và áp lực trong trung hạn
- Nhựa Tiền Phong: Hành trình tăng trưởng bền vững, khẳng định sự minh bạch trên sàn chứng khoán
- BIDV và KiotViet hợp tác triển khai dịch vụ ngân hàng tích hợp
- EVN thực hiện tháng tri ân khách hàng năm 2024
- Hơn 1.000 người chúc mừng khoảnh khắc đầu tiên đặc biệt với Bia Saigon Special
- Frasers Property Vietnam khánh thành phòng tin học tại Trường THCS Phú Mỹ
- The Senique Hanoi - nơi kiến trúc hiện đại và di sản giao thoa