Đặt mua báo in| Mới - Đọc báo in phiên bản số| Thứ Bảy, Ngày 23 tháng 11 năm 2024,
Xử phạt gần 500 tổ chức trên thị trường chứng khoán
Tùng Linh - 06/06/2023 14:27
 
UBCKNN đã xử phạt hành chính 495 tổ chức, cá nhân vi phạm với tổng số tiền phạt hơn 39 tỷ đồng chỉ riêng trong năm 2022.

UBCKNN xử phạt gần 500 công ty, rà soát trường hợp tăng vốn nhanh

Theo số liệu được UBCKNN công bố, căn cứ kết quả giám sát thường xuyên và thanh kiểm tra, đã có tổng cộng 495 tổ chức, cá nhân vi phạm chịu xử phạt hành chính với tổng số tiền phạt hơn 39 tỷ đồng. Đồng thời, UBCKNN áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đối với 6 trường hợp, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong 15 trường hợp.

Trước đó, trong năm 2021, cơ quan này đã ban hành tất cả là 471 quyết định xử phạt hành chính, hiện đang phối hợp với Bộ Công an xử lý 4 vụ việc có dấu hiệu vi phạm hình sự. 

Trong năm 2022, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm đã được triển khai quyết liệt trong năm 2022. Bộ Tài chính (UBCKNN) đã triển khai nhiều đoàn kiểm tra đối với các mã chứng khoán có dấu hiệu giao dịch bất thường; thực hiện phân tích giao dịch đối với các mã chứng khoán, tiến hành thu thập hồ sơ, tài liệu liên quan các tài khoản giao dịch bất thường để tiếp tục xử lý. Đồng thời, cơ quan quảng lý cũng đã tổ chức triển khai các đoàn thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, bao gồm thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất.

Bên cạnh công tác thanh tra, kiểm tra, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán (TTCK), nhất là trong hoạt động giám sát, thanh tra, cưỡng chế thực thi ngày càng được tập trung ở khâu  xử lý vi phạm còn tăng cường ở  công tác quản lý, giám sát TTCK .

Cụ thể, công tác giám sát tuân thủ đối với hoạt động của SGDCK Việt Nam và công ty con, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, công tác giám sát giao dịch trên TTCK được triển khai theo đúng quy định pháp luật. Công tác giám sát tuân thủ nghĩa vụ công ty đại chúng (nghĩa vụ công bố thông tin, quản trị công ty, công bố thông tin về tình hình sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán) được triển khai thường xuyên.

Đồng thời, Bộ Tài chính (UBCKNN) chủ động tiến hành rà soát việc tuân thủ nghĩa vụ công ty đại chúng của một số công ty có giá giao dịch bất thường trên sàn. Tăng cường rà soát chặt chẽ việc phát hành của các công ty đại chúng, công ty niêm yết, đặc biệt đối với các trường hợp tăng vốn nhanh; triển khai kiểm tra hoạt động công ty đại chúng, tổ chức kiểm toán theo kế hoạch đã được phê duyệt; tiếp tục rà soát Báo cáo tài chính năm 2022 và Báo cáo tài chính quý I/2023 của các công ty đại chúng. Qua đó, kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về chứng khoán và TTCK.

Hơn 116.680 tỷ đồng huy động từ kênh phát hành cổ phiếu và trái phiếu ra công chúng

Thị trường chứng khoán là một cấu phần quan trọng của thị trường vốn, thị trường tài chính, giúp huy động và sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tính riêng trong năm 2022, giá trị huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu và TPDN ra công chúng ước đạt 116.684 tỷ đồng, giảm 7% so với năm liền trước. Ở năm 2021,   

Nhìn lại tình hình phát triển thị trường chứng khoán, TTCK đã trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Giá trị huy động vốn của doanh nghiệp thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) năm 2021 đạt gần 731.349 tỷ đồng. Trong đó giá trị huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu đạt gần  95.698 tỷ đồng, qua phát hành TPDN ra công chúng đạt gần 29.766 tỷ đồng, qua phát hành TPDN riêng lẻ là 605.934 tỷ đồng.

Cùng với giá trị huy động khá lớn được từ thị trường, quy mô TTCK tính trên giá trị vốn hóa ghi nhận mức cao. Tính đến hết tháng 4/2023, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu 3 sàn HOSE, HNX và UPCoM ước đạt 5.416 nghìn tỷ đồng, tương đương 60,89% GDP ước tính năm 2022.

Thị trường có 758 cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết trên 2 Sở Giao dịch chứng khoán (SGDCK) và 857 cổ phiếu đăng ký giao dịch trên UPCoM với tổng giá trị niêm yết, đăng ký giao dịch đạt 1.992 nghìn tỷ đồng, tương đương 20,9% GDP ước tính năm 2022; có 449 mã trái phiếu niêm yết với giá trị niêm yết đạt hơn 1.834 nghìn tỷ đồng, tương đương 19,3% GDP ước tính năm 2022. 

Số lượng nhà đầu tư liên tục tăng đã góp phần đẩy mạnh thanh khoản thị trường. Số lượng tài khoản của nhà đầu tư đến cuối tháng 4/2023 là trên 7 triệu tài khoản, tăng hơn 1,5 lần so với cuối năm 2020 và vượt mức 5% dân số trước 3 năm so với mục tiêu được Chính phủ đưa ra trong Đề án Cơ cấu lại TTCK và bảo hiểm đến năm 2020, định hướng đến năm 2025. Con số cập nhật mới nhất, tại thời điểm 31/5, thị trường đã có 7,16 triệu tài khoản chứng khoán. Số lượng tài khoản mở mới đã tăng nhanh trong tháng 5 vừa qua.

Trong đó, số lượng tài khoản nhà đầu tư trong nước đạt 7,12 triệu tài khoản, tăng trên 160% so với cuối năm 2020 và số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) đạt 43.686 tài khoản, tăng 24,6% so với cuối năm 2020.

Cùng với sự mở rộng về cơ sở nhà đầu tư, hệ thống các tổ chức kinh doanh chứng khoán tiếp tục được tái cấu trúc, tăng cường quản lý, giám sát, kiểm soát chặt chẽ hoạt động. Theo đánh giá của cơ quan quản lý, Luật Chứng khoán đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, qua đó cải thiện năng lực quản lý và tính chuyên nghiệp của các tổ chức kinh doanh chứng khoán. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh doanh chứng khoán được duy trì và có lãi trong những năm qua.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, TTCK Việt Nam vẫn những hạn chế như việc nhà đầu tư cá nhân vẫn chiếm đa số trên thị trường cổ phiếu, các nhà đầu tư có tổ chức chiếm tỷ lệ nhỏ dẫn đến giao dịch trên TTCK về cơ bản không ổn định, chủ yếu theo tâm lý nhà đầu tư cá nhân. Nhiều nhà đầu tư cá nhân chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, nhận thức còn hạn chế mặc dù đã được thông tin, tuyên truyền, cảnh báo nhiều lần, hiểu biết về thị trường, mua bán theo tin đồn. Hoạt động giám sát, kiểm tra thanh tra còn gặp nhiều khó khăn do các hành vi vi phạm pháp luật trên thị trường ngày càng tinh vi, phức tạp trong khi nguồn lực giám sát, thanh kiểm tra còn bị hạn chế.

Các sản phẩm trên TTCK mặc dù đã có thêm các sản phẩm mới nhưng vẫn chưa đa dạng, chủ yếu vẫn là TTCK cơ sở (cổ phiếu niêm yết/ đăng ký giao dịch), các sản phẩm chứng khoán phái sinh còn hạn chế.

Thị trường vẫn trong giai đoạn phát triển nên còn bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố tâm lý. Trước tác động của các tin đồn thất thiệt, lo ngại về yếu tố dòng tiền, áp lực lạm phát, những bất ổn về kinh tế - chính trị thế giới đã làm cho nhà đầu tư có tâm lí thận trọng đã tác động đến TTCK, sự đồng pha với diễn biến giảm của TTCK thế giới dẫn đến sự sụt giảm, biến động trên TTCK kể từ tháng 4/2022 cho đến những tháng đầu năm 2023.

Khối tự doanh nối dài chuỗi mua ròng, “rót” 790 tỷ đồng vào sàn chứng khoán tháng 5
Dòng tiền khối tự doanh của các công ty chứng khoán đóng góp công sức đáng kể trong sự hồi phục tích cực của thị trường tháng 5 vừa qua.
Bình luận bài viết này
Xem thêm trên Báo Đầu Tư