
-
Có 8 cổ đông nắm giữ gần 32% vốn MSB
-
VN-Index giữa cú sốc thuế quan: Thời điểm kiểm chứng bản lĩnh đầu tư
-
Cục Thuế thông tin về thời điểm hoàn thuế cho Samsung
-
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán
-
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
VN-Index tăng 11 điểm, lấy lại ngưỡng tâm lý quan trọng
Thị trường chứng khoán châu Á giao dịch phân hóa. Phiên giao dịch hồi phục của cả ba sàn đã giúp chứng khoán Việt Nam trở thành một trong các thị trường giao dịch tích cực nhất. châu Á.
VN-Index tăng 10,84 điểm (0,81%) lên 1.350,8 điểm. HNX-Index tăng 4,45 điểm (1,24%) lên 363,43 điểm. UPCoM-Index tăng 0,88 điểm (0,91%) lên 97,85 điểm. Sắc xanh không chỉ áp đảo tại các chỉ số chung ở hẩu hết thời gian giao dịch mà còn phủ trên diện rộng ở hầu hết các cổ phiếu. Toàn sàn có 570 mã tăng giá, 184 mã tăng kịch biên độ, trong khi số mã giảm và giảm sàn chỉ hơn 230 mã.
Sắc xanh phủ rộng trên 3 sàn |
“Ông lớn” ngành sữa Vinamilk bất ngờ trở thành cổ phiếu dẫn dắt đà tăng của VN-Index khi đóng góp tới 1,53 điểm tăng. Đây đã là phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp của VNM, giúp cố phiếu này tăng 6,3% và lần đâu vượt mốc 90.000 đồng/cổ phiếu từ giữa tháng 6 trở lại đây.
Cổ phiếu VCB tăng hơn 1,5% và cũng góp 1,49 điểm tăng. Tuy nhiên, đây là điểm sáng hiếm hoi của ngành ngân hàng. Nhìn chung, nhóm ngân hàng có ngày giao dịch phân hóa. Ở chiều ngược lại, VIB, CTG, ACB, OCB giảm giá cũng phần nào “ghìm chân” chỉ số.
Top 10 cổ phiếu đóng góp tích cực cho chỉ số phiên nay còn một số cổ phiếu ngành bán lẻ - hàng tiêu dùng khác như MSN, MWG… Các doanh nghiệp sản xuất vốn hóa lớn hưởng lợi từ giá hàng hóa cũng tăng vọt như DGC (+6,96%), SBT (+5,35%), GVR (+1,65%) cũng nằm trong nhóm dẫn dắt này. Trên sàn HNX, cổ phiếu của một doanh nghiệp sản xuất khác là Vicostone bất ngờ tăng 7,84% và trở thành đầu tàu kéo chỉ số sàn HNX tăng mạnh.
Thanh khoản giảm mạnh, khối ngoại bán ròng 240 tỷ đồng
Chỉ số VN30-Index tăng khá khiêm tốn (+0,48%). Trong khi đó, chỉ số nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa (VNMid-Index) và nhỏ (VNSML-Index) lần lượt tăng 1,02% và 1,75%. Ngoài hụt hơi về chỉ số, giá trị giao dịch nhóm VN30 cũng chỉ xấp xỉ 6.351 tỷ đồng, chiếm khoảng 136% tổng giá trị giao dịch của sàn HoSE – mức tỷ trọng thấp nhất một năm qua.
Tính chung toàn thị trường, nay cũng là một phiên thanh khoản sụt giảm mạnh. Tổng giá trị giao dịch ba sàn đạt 25.070 tỷ đồng. Trong đó, tổng giá trị khớp lệnh đạt 22.646 tỷ đồng, giảm 18% so với phiên hôm qua.
Sau phiên mua ròng nhẹ đầu tuần, khối ngoại tiếp tục bán ròng với giá trị xấp xỉ 240 tỷ đồng. Cổ phiếu bị bán ròng nhiều nhất là VPH (-61 tỷ đồng), VIC (-48 tỷ đồng), CTG (-41 tỷ đồng). Đáng chú ý hơn ở chiều mua, hai cổ phiếu ngân hàng được mua ròng mạnh nhất là MBB (88,4 tỷ đồng) và VCB (58 tỷ đồng).

-
Vận hành KRX là điểm quan trọng hướng tới nâng hạng thị trường trong năm 2025 -
Hà Nội thu ngân sách nhà nước quý I đạt gần 50% dự toán năm 2025 -
VN-Index giảm 82,28 điểm sáng 3/4: Cẩn trọng, tránh hoảng loạn; dài hạn còn chờ đàm phán -
Thuế quan đối ứng: 46 và 90% -
Cổ phiếu HNG được giao dịch nhiều nhất trên UPCoM trong 5 tháng liên tiếp -
Hé lộ kế hoạch phá kỷ lục của công ty chứng khoán -
Hệ thống KRX dự kiến chính thức vận hành vào ngày 5/5
-
Cảng quốc tế Long An tạo ấn tượng mạnh mẽ tại Vietnam Expo 2025
-
Agribank tiếp sức người trẻ hiện thực hóa giấc mơ an cư
-
Công ty CP Tôn Pomina công bố nhóm cổ đông mới và kế hoạch phát triển
-
T&L Invest ký hợp tác chiến lược tại dự án Takara Hòa Bình Resort
-
Công bố Top 10 Doanh nghiệp ESG Việt Nam Xanh 2025 ngành Công nghệ - Viễn thông - Chuyển đổi số
-
Stown Gateway đón đầu làn sóng tăng trưởng hạ tầng tại cửa ngõ Bắc Sài Gòn